Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh học

Ngày 08/09/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh học là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa hiện nay. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về nó để phòng tránh và điều trị một cách hiệu quả, tránh những hậu quả mà bệnh gây ra.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh học là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa hiện nay. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về nó để phòng tránh và điều trị một cách hiệu quả, tránh những hậu quả mà bệnh gây ra.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh học là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh học (GERD), còn được gọi với tên khác là viêm thực quản trào ngược. Bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác.

Những cơn trào ngược thường xảy ra sau khi bạn ăn xong, chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn đồng thời không kèm theo các triệu chứng. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường này về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc làm thực quản bị tổn thương.

Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh học 1Cơn trào ngược kéo dài dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh học

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh học thường gặp gồm:

  • Bạn có cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc.
  • Khi bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh học, bạn sẽ nhận thấy các cơn ợ nóng hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở trước xương ức, trong một số trường hợp cảm giác này còn lan ra ở cả cổ họng.
  • Nếm thấy vị chua.
  • Ho hoặc thở khò khè.
  • Khàn giọng.
  • Viêm họng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập trên đây. Trong trường hợp ấy, bạn có thể đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh họcỢ nóng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản bệnh học

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bệnh học

Để chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng giảm axit như:

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 (như Ranitidine hoặc Famotidine): Tác dụng ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết axit dạ dày. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trước khi ăn để ngăn ngừa triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton – PPIs (như Omeprazole): cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày. Thuốc này có tính hiệu quả cao hơn thuốc ức chế thụ thể H2 và các loại thuốc kháng axit khác.

Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày trên đây đều phải được sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý mua về và dùng một cách bừa bãi.

Trong những trường hợp kháng thuốc hoặc tình trạng bệnh trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một ca phẫu thuật gọi là phẫu thuật thắt đáy vị để tăng cường sức mạnh của cơ vòng dưới của thực quản, nhằm hạn chế trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài việc dùng thuốc hay phẫu thuật, bạn cũng nên thực hiện một số nguyên tắc sau trong ăn uống và sinh hoạt để hạn chế trào ngược:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày;
  • Bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây;
  • Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo;
  • Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn, khi ngủ nên kê gối cao;
  • Giữ cân nặng hợp lí;
  • Không mặc đồ bó sát;
  • Không hút thuốc, uống rượu, đồ uống có gas…
Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh học 3Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp hạn chế trào ngược dạ dày

Cuối cùng, khi bệnh trào ngược làm bạn khó chịu nhiều hoặc xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, nuốt nghẹn, bạn hãy đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để can thiệp điều trị kịp thời.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm