Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu xem bệnh vẩy nến phấn hồng có lây được không?

Ngày 14/12/2017
Kích thước chữ

Bệnh vẩy nến phấn hồng là căn bệnh có tính miễn dịch, chủ yếu xảy ra vào mùa xuân và thu, có thể tự khỏi trong 4 – 8 tuần không để lại di chứng

Bệnh vẩy nến phấn hồng là căn bệnh có tính miễn dịch, chủ yếu xảy ra vào mùa xuân và thu, có thể tự khỏi trong 4 – 8 tuần không để lại di chứng gì.

Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể coi thường căn bệnh này vì các biểu hiện và triệu chứng của bệnh vẩy nến phấn hồng rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác cũng gây ban hồng, tróc vảy chẳng hạn như nấm, mề đay, lang ben, chàm… dẫn đến điều trị sai cách.

Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh vẩy nến phấn hồng

Tìm hiểu xem bệnh vẩy nến phấn hồng có lây được không? 1
Triệu chứng của bệnh vẩy nến phấn hồng không thực sự điển hình

Bệnh vẩy nến phấn hồng là bệnh ngoài da chủ yếu xảy ra ở những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, khởi phát với 1 đốm hồng ban tróc vảy nổi trên da vùng ngực, lưng, bụng, dần dần sẽ lan ra toàn thân, có thể ngứa ngáy hoặc không.

Ở những người vốn có làn da sậm màu, tổn thương bệnh này gây ra có thể có màu xám, trắng hoặc nâu sậm thay vì hồng. Nghẹt mũi, ho, đau rát cổ họng… là dấu hiệu bệnh vảy nến ở khoảng 50% bệnh nhân.

Bệnh vẩy nến phần hồng có lây được không?

Tìm hiểu xem bệnh vẩy nến phấn hồng có lây được không? 2
Bệnh vẩy nến phấn hồng không thể lây nhiễm

Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ kết luận y học nào chứng minh rằng bệnh có thể lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu dịch tễ học và quan sát các hình ảnh lâm sàng cho thấy, đã từng có thời kỳ kéo dài 2 – 4 năm ở vùng Nam Phi, có một căn bệnh tương tự bệnh vẩy nến phấn hồng có dấu hiệu lây truyền.

Ngoài ra, y học cũng đã ghi nhận sự tràn lan của dịch bệnh ở một số vùng trong những thế kỷ trước. Tuy nhiên, vì thời đó y học chưa phát triển nên chưa có cách nhận định hoặc tồn tại ghi chép nào chứng minh đó có phải là vảy nến phấn hồng hay chỉ là một căn bệnh tương tự khác.

Theo quan điểm của y học hiện đại ngày nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh vẩy nến phấn hồng cũng đang là một dấu hỏi lớn. Mặc dù vậy, dựa vào thực tế điều trị, các nhà khoa học đều có cùng quan điểm rằng đây là một bệnh không có khả năng lây nhiễm.

Mắc bệnh vẩy nến phấn hồng cần làm gì?

Tìm hiểu xem bệnh vẩy nến phấn hồng có lây được không? 3
Giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng và điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh vẩy nến phần hồng tuy là bệnh ngoài da lành tính, có thể tự động khỏi mà không cần điều trị nên khuyến cáo tốt nhất là nên để bệnh diễn biến tự nhiên, tự sinh tự diệt. Bệnh nhân đã mắc bệnh cần chú ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận
  • Không nên để da bị bụi bẩn hay côn trùng cắn, gãi hoặc cạo vẩy gây trầy xước vùng da bị vảy nến. Những vùng da này rất nhạy cảm, các tác nhân nhỏ nhất cũng sẽ làm sâu thêm các tổn thương và tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng phức tạp.

Trên đây chính là những lưu ý đối với những người mắc bệnh vẩy nến phấn hồng. Còn trên thực tế, khi có dấu hiệu bệnh, nên đến các cơ sở y tế da liễu để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán sớm. Cho dù đây là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng vẫn gây ra những cảm giác khó chịu như ngứa ngáy, bất tiện, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.

Không ít bệnh nhân khi mắc bệnh vảy nến nói chung và vảy nến phấn hồng nói riêng tự ý mua thuốc về uống, bôi mà không cần ý kiến chẩn đoán của bác sĩ, đây là hành động vô cùng sai lầm, không những không điều trị được bệnh dứt điểm mà còn gây hại cho cơ thể.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Vảy nến