Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tinh dầu hoa anh thảo là gì? Tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tinh dầu hoa anh thảo từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp. Tuy nhiên nhiều chị em phàn nàn về tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm này. Vậy đâu là những tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo?

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm làm đẹp được chị em truyền tai nhau. Một trong số đó là tinh dầu hoa anh thảo. Có nhiều người công nhận hiệu quả làm đẹp của sản phẩm này. Nhưng cũng có những người phàn nàn về tác dụng phụ của nó. Vậy tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo là gì?

Tinh dầu hoa anh thảo là gì?

Tinh dầu hoa anh thảo là sản phẩm được chiết xuất từ hoa anh thảo - một loài thuộc họ cúc và có tên khoa học là Arnica montana. Loài hoa này có nhiều nhất ở châu Âu. Từ những bông hoa anh thảo, các nhà sản xuất chiết xuất ra tinh dầu bằng dung môi hoặc hơi nước. Tinh dầu hoa hương thảo có mùi thơm đặc trưng và thường có màu vàng đến màu vàng nâu. 

Tinh dầu hoa anh thảo nổi tiếng nhất với công dụng làm đẹp, cũng là một thực phẩm chức năng sinh lý, nội tiết được nhiều người biết đến. Nhưng công dụng thực tế của nó còn nhiều hơn thế nữa. Có thể điểm qua một số lợi ích của tinh dầu hoa anh thảo với sức khỏe như: 

  • Dầu hoa anh thảo có chứa thành phần GLA, chất này được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Prostaglandin Serin có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, giảm cảm giác đau. Nó đặc biệt hiệu quả với tình trạng đau cơ, đau khớp. 
  • Tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm cảm giác đau ở phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” và giảm triệu chứng khó chịu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nó cũng được xem là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ mãn kinh hiệu quả.
tac-dung-phu-cua-tinh-dau-hoa-anh-thao-2.jpg
Dù có nhiều tác dụng nhưng bạn vẫn nên cân nhắc về tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
  • Chính hoạt chất Prostaglandin Serin trong tinh dầu hoa anh thảo cũng có tác dụng kháng sưng viêm tự miễn. Nhờ đó có thể giảm sưng hiệu quả. 
  • Với các vết thương trên da và tình trạng kích ứng da, tinh dầu hoa anh thảo cũng có tác dụng làm dịu tình trạng này một cách hiệu quả.
  • Các bằng chứng khoa học cũng có thấy tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng trong việc kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Nhờ đó nó có thể cung cấp dưỡng chất, giúp tế bào khỏe mạnh và các tổn thương được phục hồi một cách nhanh chóng hơn.
  • Tinh dầu hoa anh thảo còn được ứng dụng trong điều trị một số bệnh như viêm khớp, bong gân, viêm cơ, các chấn thương và các bệnh ngoài da khác.

Dù có nhiều tác dụng và lợi ích với sức khỏe, nhưng tinh dầu hoa anh thảo không phải một loại thuốc chữa bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình, tham khảo ý kiến bác sĩ và cần cân nhắc về những tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo. 

tac-dung-phu-cua-tinh-dau-hoa-anh-thao-1.jpg
Tinh dầu này chiết xuất từ hoa Arnica montana

Tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Dù là một sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, nhưng tinh dầu hoa anh thảo vẫn có thể có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng sản phẩm này như: 

  • Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp tình trạng kích ứng da. Triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa, có thể là mẩn đỏ, ngứa, phát ban,…
  • Một số người có thể bị dị ứng nặng, nhất là khi dùng quá liều. Các triệu chứng của dị ứng gồm ngứa ngáy, nổi mẩn kèm sưng, thậm chí khó thở. 
  • Thành phần trong tinh dầu hoa anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giảm đau, thuốc đông máu, thuốc ức chế miễn dịch. Nếu đang sử dụng thuốc chữa bệnh, bạn cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng tinh dầu hoa anh thảo.
  • Một số người dùng tinh dầu hoa anh thảo gặp tình trạng nổi mụn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, đau đầu, buồn nôn, đi ngoài,…

Khi gặp bất kỳ triệu chứng tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo, bạn cũng nên tạm thời ngừng sử dụng và tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết bạn nên có sự thăm khám và tư vấn của các chuyên gia sức khỏe. 

tac-dung-phu-cua-tinh-dau-hoa-anh-thao-5.jpg
Da mặt nổi mụn khi dùng tinh dầu hoa anh thảo cũng là tình trạng thường gặp

Giảm tác dụng phụ khi uống tinh dầu hoa anh thảo thế nào?

Thực tế, không phải ai cũng gặp tác dụng phụ khi dùng tinh dầu hoa anh thảo. Và cũng có những cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ hoặc triệu chứng tác dụng phụ. Một số điều bạn nên lưu ý và áp dụng như: 

  • Lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt tại những địa chỉ uy tín. Bạn nên mua hàng tại các nhà thuốc lớn thay vì mua hàng trôi nổi ngoài thị trường. 
  • Có rất nhiều sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo đến từ các nhà sản xuất khác nhau. Để tránh mua phải hàng nhái, bạn nên chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo như: Evening Primrose Oil Good Health hay Blackmores Evening Primrose Oil.
  • Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu chưa từng sử dụng lần nào, bạn có thể giảm liều lượng để theo dõi các phản ứng của cơ thể. Bạn tuyệt đối không nên vì “thần thánh hóa” hiệu quả của sản phẩm mà sử dụng quá liều lượng.
  • Nếu đang gặp bất kỳ tình trạng nào về sức khỏe hay đang dùng thuốc trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nếu có thể, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ khi sử dụng sản phẩm để chắc chắn sản phẩm không gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
tac-dung-phu-cua-tinh-dau-hoa-anh-thao-5.jpg
Mua hàng ở địa chỉ uy tín với thông tin sản phẩm rõ ràng để tránh mua phải tinh dầu hàng nhái

Phân biệt tinh dầu hoa anh thảo hàng thật và hàng giả

Một cách hiệu quả để tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo là sử dụng hàng thật. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt hàng thật và sản phẩm giả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý như:

  • Các sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo hàng thật sẽ có nhãn mác chính hãng với thông tin sắc nét, rõ ràng, không mờ nhòe, không sai chính tả hay không có dấu hiệu bong tróc. 
  • Trên bao bì và nhãn mác sản phẩm luôn có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, địa chỉ, trang web chính thức, thông tin sản phẩm,… Đặc biệt, các hãng sản xuất sẽ định kỳ thay đổi mẫu mã bao bì để tránh hàng nhái. Bạn có thể cập nhật mẫu mã bao bì mới nhất của sản phẩm trên trang web chính thức của nhà sản xuất. 
  • Trên các sản phẩm chính hãng đều có tin lô sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng.
  • Bạn cũng có thể phân biệt tinh dầu hoa anh thảo hàng nhái, hàng thật bằng cách kiểm tra mã vạch thông qua các ứng dụng di động. 
  • Bạn tuyệt đối không nên mua các sản phẩm có dấu hiệu mở nắp, mất niêm phong,…

Nhiều người gặp phải tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo với các mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Nhưng chỉ cần lưu ý những điều trên, bạn sẽ hạn chế được tối đa ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm