Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì là mối quan tâm hàng đầu của mẹ bầu. Việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ vừa giúp mẹ khỏe mạnh, vừa giúp nhai nhi có đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt nhất. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm những thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ nên ăn thường xuyên nhé.
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ nắm giữ vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thai. Vì em bé sẽ nhận chất dinh dưỡng từ việc ăn uống của người mẹ, nên mẹ ăn gì uống gì cũng đều ảnh hưởng đến con. Vậy nên, nhiều chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên ăn uống khoa học trong thai kỳ, tránh dùng nhiều thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Các thực phẩm mà mẹ bầu thu nạp mỗi ngày, không chỉ đảm bảo sự phát triển toàn diện của nhai nhi mà còn bảo đảm về sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, người mẹ cần được phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như các thay đổi về cân nặng, khối lượng của tử cung và em bé trong bụng,...
Nhiều mẹ bầu không biết thực phẩm tốt cho bà bầu là như thế nào. Nhìn chung, mẹ chỉ cần đảm bảo thực phẩm chọn dùng là những thực phẩm tươi, sạch, an toàn và đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó, mẹ hãy chọn những thực phẩm có đủ 4 nhóm chất sau:
Có rất nhiều thực phẩm phổ biến thuộc 4 nhóm chất kể trên mà mẹ nên bổ sung hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý kỹ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho cả mẹ lẫn bé, cụ thể là:
Các loại thịt heo, gà, bò,... đều là những loại thịt rất giàu chất đạm. Chúng đều là những thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ cần bổ sung mỗi ngày. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần hàm lượng chất đạm rất nhiều. Ngoài ra, trong thịt có vitamin B6 giúp hỗ trợ hình thành mô và phát triển não bộ cho thai nhi rất tốt.
Cá hồi thuộc nhóm cá béo và là một trong những thực phẩm giàu Omega-3 mà mẹ và bé đều cần. Acid béo Omega-3 giúp phát triển não bộ thai nhi. Đồng thời còn hỗ trợ kích thích thị giác, giúp trẻ sáng mắt hơn. Với những em bé nhỏ tuổi, Omega-3 còn hỗ trợ tăng sự tập trung và khơi nguồn sáng tạo cho bé.
Trứng là thực phẩm rất giàu chất đạm, cần thiết cho chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé. Nguồn dinh dưỡng của trứng là rất dồi dào khi có sắt, kẽm, choline, folate hay vitamin D giúp chắc khỏe xương.
Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu không thể không nhắc đến, chính là sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,... Mẹ sẽ được hấp thu rất nhiều chất dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm này như chất đạm, canxi, DHA, chất béo, vitamin D, kẽm…
Chất béo và đạm là không thể thiếu đối với dinh dưỡng của bà bầu. Để bổ sung cho mình chất béo tốt, mẹ bầu nên ăn các loại đậu và hạt như đậu Hà Lan, đậu nành, hạt lanh, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân,... Đây đều là những thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ vừa có thể ăn mỗi ngày.
Rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ngoài ra còn có vitamin K và A giúp kích thích thị giác cho bé. Hàm lượng chất xơ dồi dào từ nhóm thực phẩm còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ hay rối loạn tiêu hóa.
Cam, quýt, dâu, cherry, việt quất, nho,... đều là những loại trái cây mọng nước mà bà bầu nên ăn trong thai kỳ. Không chỉ chứa nhiều chất xơ, các loại trái cây mọng nước chứa rất nhiều vitamin cùng các chất chống oxy hóa.
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho bà bầu, cũng có rất nhiều thực phẩm mẹ bầu nên kiêng dùng trong thai kỳ. Các thực phẩm này sẽ có hại cho sức khỏe mẹ và bé nếu mẹ bầu dùng quá nhiều. Hãy cùng điểm qua các thực phẩm đó nhé:
Trên đây là bài viết về "Top 7 thực phẩm tốt cho bà bầu nên ăn thường xuyên". Hy vọng mẹ bầu đã có cho mình những thông tin bổ ích nhất để từ đó xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.