Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một nghiên cứu năm 2021 báo cáo rằng tỉ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ toàn cầu là 14,7%. Việc phòng ngừa và chẩn đoán sớm đái tháo đường thai kỳ là rất quan trọng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ (còn gọi là tiểu đường thai kỳ) là tình trạng bệnh lý do bất dung nạp đường huyết, khiến lượng đường trong máu cao ở phụ nữ có thai.

Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại tình trạng tăng đường huyết phát hiện lần đầu ở phụ nữ có thai thành hai nhóm gồm:

  • Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy): Thai phụ có mức đường huyết đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, được phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và không mất đi sau khi sinh con.
  • Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus): Thai phụ có mức đường huyết đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, được phát hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, thường phát hiện nhiều nhất từ tuần thứ 24 đến 28 và tự khỏi sau khi sinh con. Bệnh lý này xảy ra ở 5% phụ nữ có thai.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Hầu hết trường hợp được bác sĩ phát hiện khi lượng đường huyết của bạn cao trong quá trình sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Một số thai phụ có thể xuất hiện các triệu chứng sau khi đường huyết của họ tăng quá cao:

  • Khát nước nhiều, liên tục;
  • Tiểu nhiều;
  • Khô miệng;
  • Mệt mỏi;
  • Mờ mắt;
  • Ngứa vùng âm hộ, khí hư nhiều, mùi hôi.

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn

Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và cách điều trị 1
Khát nước nhiều, liên tục có thể là dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ

Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai phụ, đái tháo đường thai kỳ gây một số biến chứng như:

  • Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi như đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển, sinh non, thậm chí là tăng tỉ lệ tử vong chu sinh.
  • Tăng nguy cơ mổ lấy thai: Thai nhi phát triển to hơn nên khó khăn trong việc sinh thường, cần phải chỉ định sinh mổ.
  • Đa ối: Là tình trạng nước ối quá nhiều, có thể gây đau nhiều trước khi sinh, chuyển dạ sớm.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai: Phụ nữ có thai mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2 sau 5 - 10 năm. Khoảng 45% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc lại bệnh lý này ở thai kỳ sau.

Đối với thai nhi, đái tháo đường thai kỳ cũng có các tác động bất lợi như:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Thai không phát triển, thai lưu, dị tật bẩm sinh.
  • 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Thai tăng trưởng quá mức, thai to.
  • Đối với trẻ sơ sinh: Tử vong ngay sau sinh, hạ đường huyết, bệnh lý đường hô hấp, vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu, mắc một số dị tật bẩm sinh (não úng thủy, dị tật thần kinh, tim, thận,...).
  • Trẻ sinh ra bởi mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì, đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai, rối loạn phát triển tâm vận.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và cách điều trị 2
Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể khiến trẻ bị vàng da

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi có thể thai phụ không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết giúp đưa đường từ máu vào trong tế bào sử dụng hoặc có bất thường trong việc sử dụng insulin.

Trong quá trình mang thai, một lượng lớn hormone được sản xuất ra trong thai kỳ như hormone nhau thai (hPL), prolactin, leptin và cortisol làm tăng đề kháng insulin hoặc giảm sản xuất insulin.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị sinh non, thai to hoặc gặp các vấn đề về đường huyết sau khi sinh. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tụt canxi, dị tật bẩm sinh và tiểu đường loại 2 sau này.

Ai cần làm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Phương pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả là gì?

Tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi không?

Có thể sinh thường nếu mắc tiểu đường thai kỳ không?

Hỏi đáp (0 bình luận)