Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là việc hết sức thiêng liêng và việc có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện là điều mà các mẹ bầu luôn mong muốn. Và các thực phẩm chức năng cũng được các mẹ bầu quan tâm bổ sung khi mang thai. Vậy bà bầu có dùng được omega 3 không?
Biết được những trăn trở khi mang thai của các mẹ bầu, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp và giải đáp thắc mắc trên. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Omega 3 và liệu rằng bà bầu có dùng được Omega 3 không thông qua bài viết sau đây.
Omega 3 là một nhóm các acid béo không no chuỗi dài đóng vai trò bảo vệ màng tế bào trong cơ thể chúng ta. Omega 3 được cung cấp từ bên ngoài vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được.
Tên thường gọi: Axit docosahexaenoic (DHA), axit Eicosapentaenoic (EPA), dầu cá, LCPUFA, PUFA chuỗi dài, Lovaza, axit béo dầu biển, dầu biển, axit béo N-3, axit béo không bão hòa đa Omega-3 , PUFA.
Trong tự nhiên, Omega 3 có 3 dạng chính: DHA, ALA và EPA.
ALA (axit α-Linolenic) là loại Omega 3 phổ biến nhất, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như hạt chia, , quả óc chó, dầu hạt lanh, đậu nành. ALA chủ yếu được chuyển hóa làm năng lượng cho cơ thể mà không có nhiều tác dụng dược lý, đồng thời một phần nhỏ ALA chuyển hóa thành DHA và EPA.
DHA (axit Docosahexaenoic) là thành phần thiết yếu tham gia cấu tạo nhiều cơ quan quan trọng cơ thể như bộ não, tế bào não, hệ thống dây thần kinh, võng mạc… và tham gia vào quá trình vận chuyển glucose lên não.
EPA (Eicosapentaenoic axit) có tác dụng phòng ngừa và ổn định các bệnh tim mạch như suy tim, xơ vữa động mạch, mỡ máu, ngăn ngừa các cục máu đông hình thành gây tắc nghẽn mạch máu.
Nguồn cung cấp Omega 3: Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và động vật, với nồng độ cao nhất có trong các nguồn từ biển. EPA và DHA được tìm thấy với lượng nhỏ trong thịt bò. Thịt bò ăn cỏ có thể tăng tới 25% tỷ lệ phần trăm PUFA so với thịt bò ăn ngũ cốc. Ngoài ra, tỷ lệ axit béo Omega 3 so với Omega 6 cao hơn, bao gồm EPA và DHA, cũng được tìm thấy ở gia súc ăn cỏ so với gia súc ăn ngũ cốc.
EPA và DHA có thể được tổng hợp, mặc dù không hiệu quả từ ALA. Axit α-Linolenic không thể được tổng hợp bởi con người và phải được lấy từ chế độ ăn uống. Dầu cá chủ yếu bao gồm axit béo Omega 3 EPA và DHA. "Dầu cá" là một thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho EPA và DHA. Nguồn hải sản chứa hàm lượng axit béo Omega 3 cao nhất là cá béo (ví dụ: cá thu, cá bơn, cá hồi, cá xanh, cá đối, cá sablefish, menhaden, cá cơm, cá trích, cá hồi hồ, cá mòi).
Cùng tìm hiểu xem Omega 3 tốt như thế nào cho cơ thể chúng ta.
Omega 3 có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, giúp ổn định mảng các mảng xơ vữa, bệnh mạch vành, suy tim, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.
Thời điểm phát triển não bộ trẻ nhỏ tốt nhất là từ 0 - 3 tuổi. Chính vì vậy trong thời điểm này, trẻ cần được bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là DHA - thành phần quan trọng cấu thành nên cấu trúc võng mạc. Đối với trẻ trong độ tuổi đi học, Omega 3 cũng giúp hạn chế các vấn đề về mắt như cận thị, khô mắt, mỏi mắt.
Omega 3 có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giúp giảm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như cứng khớp, đau khớp.
Bổ sung Omega 3 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do thoái hóa như khô mắt, glaucoma, thoái hóa điểm vàng...
Omega 3 giúp kiểm soát độ ẩm của da, kiểm soát lượng dầu của da, hạn chế sự tăng sừng của lớp nang lông, ngăn ngừa mụn, chống oxy hóa.
Với những áp lực cuộc sống như hiện nay, trầm cảm là một trong những chứng rối loạn thần kinh khá phổ biến. Theo các nghiên cứu, những người có thói quen ăn các thực phẩm giàu Omega 3 hoặc thường xuyên bổ sung Omega 3 có tỷ lệ mắc trầm cảm ít hơn.
Alzheimer là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, nó tác động đến suy nghĩ và hành vi, trí nhớ. Omega 3 đã được chứng minh có tác dụng cải thiện dần chứng mất trí nhớ do lão hóa và giúp hỗ trợ bảo vệ não bộ khỏi bệnh Alzheimer.
Theo các nhà khoa học, việc bổ sung Omega 3 trong những năm đầu đời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn bao gồm đái tháo đường tự miễn ở người lớn và chứng xơ cứng, đái tháo đường type II.
Chất béo trong chế độ ăn uống là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. DHA là một thành phần quan trọng của lipid cấu trúc của màng tế bào, và sự sẵn có của nó trong giai đoạn chu sinh có liên quan đến sự phát triển thị lực, phát triển thần kinh, hành vi và tăng trưởng não bộ. Việc bổ sung Omega 3 diễn ra chủ yếu trong ba tháng cuối của thai kỳ thông qua nhau thai và trong năm đầu đời của trẻ sơ sinh từ sữa mẹ và các nguồn thực phẩm.
Theo FDA 2014 Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị bổ sung Omega 3 hàng ngày trong thời kỳ mang thai. Axit béo Omega 3 có thể ngăn ngừa đẻ non thông qua việc trì hoãn chuyển dạ và làm chín mùi cổ tử cung thông qua việc ức chế sản xuất prostaglandin F2-alpha và E2, và giãn nội mạc tử cung.
Theo nghiên cứu những phụ nữ sử dụng Omega 3 thì nguy cơ sinh trước 34 tuần tuổi thai giảm đáng kể so với những người không sử dụng. Bên cạnh đó phụ nữ được nhận EPA và cả DHA, cân nặng khi sinh trung bình cao hơn đáng kể. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong chu sinh thấp hơn ở những phụ nữ dùng Omega 3 trước 21 tuần thai so với những người không dùng.
Mặc dù có bằng chứng chỉ ra rằng thành phần DHA và EPA trong sữa mẹ bị ảnh hưởng khi bổ sung dầu cá, nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh sự bất lợi đó ở trẻ sơ sinh. Sử dụng dầu cá trong khi mang thai và cho con bú có thể giảm tỷ lệ dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh.
Từ những lợi ích đã nên trên thì bà bầu hoàn toàn có thể dùng Omega 3 và nên bổ sung Omega 3 từ các nguồn thực vật hay động vật. Bạn có thể ăn cá béo 2 lần trong 1 tuần, tuy nhiên trường hợp bạn không thể ăn cá béo, hay không thích vị tanh của cá béo bạn có thể bổ sung bằng các Omega 3 dạng viên uống. Các tổ chức này khuyến nghị liều Omega 3 cho bà bầu tối thiểu từ 250 - 500mg mỗi ngày bao gồm cả EPA và DHA. Trong đó DHA 200 - 300 mg. Trong trường hợp mẹ bầu có nguy cơ hoặc thiếu hụt Omega 3 trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Omega 3 với liều cao hơn.
Việc chọn dầu cá Omega 3 có tỷ lệ DHA/EPA phù hợp cũng là vấn đề quan trọng để đạt hiệu quả cao trong quá trình mang thai. Nếu DHA/EPA đạt tỷ lệ chuẩn xấp xỉ 4/1 sẽ giúp khả năng vận chuyển 2 chất béo này qua hàng rào nhau thai được tối ưu và thai nhi nhận được hàm lượng Omega 3 tối ưu nhất. Ngoài ra, các mẹ bầu cần chú ý chọn nguồn gốc của Omega 3 không nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin A vì có thể gây độc cho thai nhi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.