Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong Đông y, quả bần có công dụng cầm máu hiệu quả, có nhiều thành phần mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy thực hư chuyện trái bần có thể chữa được bệnh ung thư phổi ra sao?
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi. Theo thống kê, có khoảng 85% các trường hợp mắc bệnh ung thư phổi có liên quan mật thiết đến việc hút thuốc lá và thuốc lá thụ động. Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi còn lại được cho là do: Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước và không khí, bệnh nghề nghiệp, những bệnh nhân làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại nhưng không có biện pháp bảo hộ đúng quy định, nguyên nhân do khí radon xuất hiện trong không gian nhà ở…
Vậy thực hư chuyện quả bần có thể chữa được căn bệnh nguy hiểm này? Tác dụng của loại quả này đối với sức khỏe ra sao? Hãy theo chân chúng tôi làm rõ vấn đề này ngay qua vài viết dưới đây nhé!
Cây bần thật sự không còn xa lạ gì với những người dân vùng Tây Nam Bộ. Cây bần mọc rất phổ biến ở miền sông nước đồng thời đã trở thành nét đặc trưng riêng trong những món ăn tại đây. Trái bần tuy dân dã nhưng rất ít ai biết được loại quả này lại có nhiều công dụng chữa bệnh hết sức thần kỳ.
Cây bần còn được biết với tên là cây thủy liễu, thường mọc ở ven sông, rạch, ao hồ của miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Trái bần có vị chua chua, khi chín mùi thơm nồng đặc trưng, ăn vị rất ngon. Đặc điểm nhận biết khi mọc, phần rễ phụ thường nhú lên trên mặt bùn.
Trái bần là quả của cây bần, môi trường sinh sống thích hợp tại vùng rừng ngập mặn nhiệt đới. Hiện nay phát tán rộng ở khắp châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Môi trường sinh sống thích hợp với môi trường bùn nước nên bộ rễ của cây bần phát triển khá rộng. Khả năng tái sinh chồi mạnh mẽ, có khả năng chịu ngập cao. Người dân thường trồng cây này để chắn sóng, giúp giữ đất, chống sạt lở tại các con sông, rạch… nơi có nhiều bùn, bãi bồi.
Ở miền Bắc Việt Nam, cây bần được trồng thành rừng, ven các bờ biển hoặc các vùng gần cửa sông ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng… Ở miền Nam, cây này là yếu tố chính không thể thiếu trong khu rừng ngập mặn tự nhiên và mọc nhiều ở ven sông rạch tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Trong Đông y, quả bần có vị chua chua, tính rất mát, hơi chát nhẹ khi còn sống, nhưng khi chín sẽ cho mùi thơm rất nồng, lá của loại cây này có vị chát có công dụng cầm máu hiệu quả. Đối với Tây y, thành phần của trái bần có chứa archin, archicin, flavonoid, 11% pectin… mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Các chiết xuất từ lá của cây bần có chứa các hoạt tính chống ung thư phổi, ung thư biểu mô và ung thư vú. Ngoài ra, các hoạt chất có trong quả bần còn có khả năng ức chế enzym Acetylcholinesterase, làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine tại dây thần kinh.
Lá bần trắng có vị chát, tính mát, được nghiên cứu có chứa hoạt chất acid oleanolic có tác dụng kháng ung thư rất tốt. Do đó, thông tin trái bần chữa ung thư phổi là điều không đúng. Tuy nhiên, phần lá của cây bần mới có thể cho tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư ở giai đoạn sớm.
Quả bần có các công dụng sau:
Khi sử dụng loại quả này, bạn đọc cần lưu ý những điều sau:
Trái bần là loại trái cây dân dã, có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn đặc trưng đều cho công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị ung thư phổi bất kì giai đoạn nào, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp điều trị được chứng minh hiệu quả, và nên được điều trị tích cực như: Phẫu thuật cắt bỏ, hóa – xạ trị liệu, dùng thuốc, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích…
Bệnh ung thư phổi là bệnh thật sự nguy hiểm có sự lây lan rất nhanh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng di căn nghiêm trọng như: Ung thư phổi di căn qua não, xương, gan, hạch bạch huyết và tuyến thượng thận… với tiên lượng tỉ lệ phần trăm sống sau khi di căn < 1%. Bệnh nhân không được xem thường, nếu chậm trễ có thể đánh mất đi thời gian vàng để điều trị khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tránh khói thuốc là cai thuốc lá nếu đang sử dụng. Tránh xa những nơi khói bụi, ô nhiễm môi trường nặng. Tăng cường các biện pháp luyện tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng cường đề kháng và sức khỏe dẻo dai. Nên sử dụng những loại rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ, hạn chế đồ chế biến sẵn nhiều chất bảo quản và dầu mỡ, nước ngọt có gas cũng như rượu bia… nhằm bảo về sức khỏe. Tăng cường các hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trường vì cây xanh chính là lá phổi thứ hai của trái đất chúng ta.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.