Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ

Ung thư phổi thật sự là căn bệnh vô cùng đáng lo ngại hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư phổ cao nhất trong hầu hết các bệnh về ung thư. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi mà nhiều bệnh nhân dễ mắc phải như vậy?

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), bệnh ung thư phổi là bệnh rất phổ biến, đứng thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 11,4% với khoảng 2,2 triệu ca mắc mới trong năm 2020. Không những thế, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư phổi rất cao, cao nhất trong hầu hết các bệnh về ung thư, với gần 1,8 triệu ca tử vong trong năm.

Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau ung thư gan với khoảng 26.000 ca mắc mới mỗi năm và khoảng 23.000 ca tử vong cùng năm đó. Hiện nay, đến 75% bệnh nhân ung thư phổi ở nước ta phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Chỉ 25 – 30% bệnh nhân đến bệnh viện khám ở giai đoạn sớm, khi ấy việc phẫu thuật điều trị có thể triệt căn được. Tuy nhiên đáng tiếc là, các bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện ra bệnh đều vào những giai đoạn muộn.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?1 Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầugây ra bệnh ung thư phổi

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?

Khói thuốc lá

Cách đây gần 50 năm các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hút thuốc lá gây ra bệnh ung thư phổi và có tỷ lệ tử vong tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua và tăng hơn nhiều so với các loại bệnh ung thư khác. Đặc biệt hơn là, tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan rất mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên và tỉ lệ ung thư phổi thấp ở những quần thể không phổ biến việc hút thuốc lá.

Khoảng 87% trong số 177.000 người mắc bệnh ung thư phổi mới ở Mỹ năm 1996 là do việc hút thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: Ô nhiễm môi trường, ăn uống, bệnh nghề nghiệp và các yếu tố di truyền…

90% trong số 660.000 ca ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người có tiền sử hút thuốc lá. Điều này cho thấy, nguy cơ bị ung thư phổi ở những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút. Ngoài ra, mức độ tăng nguy cơ khác nhau còn tuỳ theo loại tế bào ung thư như: Nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người có hút thuốc lá tăng 5 – 20 lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng 2 – 5 lần so với những người không hút thuốc lá.

Đối với những người không hút thuốc lá nhưng kết hôn với người có hút thuốc, tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi cao hơn 20%. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng 1,2 – 1,5 lần. Con số đáng lo ngại hơn là, chỉ khoảng 13% các bệnh nhân ung thư phổi sống sót trên 5 năm. Tỉ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc lá cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc lá, còn ở nữ giới thì gấp khoảng 12 lần.

Khi khói thuốc lá được người hút đưa vào cơ thể, sẽ bắt đầu làm tổn thương các mô phổi. Phổi của chúng ta có thể tự chữa những tổn thương này, tuy nhiên, việc hít khói thuốc mỗi ngày sẽ dần khiến phổi mất đi khả năng tự chữa lành những tổn thương đó. Khi các tế bào phổi bị tổn thương, sẽ làm tăng khả năng phát triển các khối u ác tính ở hệ thống hô hấp.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?2 Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thư phổi

Khí phóng xạ Radon

Đối với những người không hút thuốc nhưng tử vong do bệnh ung thư phổi thì có khoảng 20 – 25% liên quan tới khí phóng xạ radon. Radon là một khí trơ không màu, không vị, không mùi và có tính phóng xạ. Radon là sự phân giải của uranium có trong đất, nước và đá. Khí radon có nguồn gốc từ thiên nhiên, có trong môi trường cả bên trong và bên ngoài nhà ở. Khi những nguyên tố phân giải của khí radon đi vào phổi thì có thể gây tổn hại các tế bào niêm mạc phổi gây nguy cơ ung thư phổi. Những người có hút thuốc lá khi tiếp xúc với radon thì nguy cơ bị ung thư phổi rất cao vì những yếu tố phân giải của khí radon sẽ liên kết với khói thuốc và nằm lại trong phổi.

Đáng sợ hơn là, radon còn có nguy cơ gây ra các bệnh ung thư khác không phải là chỉ với ung thư phổi.

Các nguồn khác của radon như:

  • Thiết bị phát hiện khói – thiết bị chống cháy.
  • Các loại đồng hồ có phát quang – chứa nguyên tố promethium hoặc tritium đều phát ra một lượng nhỏ radon.
  • Khí radon phát ra từ đất, đá và thấm vào nhà qua và các khe hở từ nền nhà, sàn nhà và tường.

Ở ngoài nhà ở, radon phát tán trong không khí nên có nồng độ thấp, nhưng trong nhà kín hay hệ thống thông khí kém, bí bách thì radon tích tụ lại và gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?3 Radon là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi

Cơ thể hấp thụ các khí độc hại

Việc hít thở các chất độc hại trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ phổi, nguy cơ mắc khối u ác tính sẽ tăng gấp 7 lần nếu hiện tượng phổi bị xơ hóa cứ tiến triển.

Amiăng

Amiăng là silicat kép của Magie (Mg) và Canxi (Ca). Amiăng trắng có dạng xoắn cũng là loại sợi Amiăng duy nhất còn tiêu thụ trên thị trường hiện nay. Trong khi rất nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng loại vật liệu này, thì Amiăng trắng lại được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, điển hình là Việt Nam. Lợi ích của Amiăng mang lại cho trong ngành công nghiệp khá lớn, do đó nhiều người không màng đến sự nguy hiểm của Amiăng ảnh hướng đến sức khoẻ con người.

Ngoài ra, Asbestosis – bệnh bụi phổi Amiăng, là một bệnh về hô hấp nghiêm trọng, mãn tính thường xảy ra với người khi tiếp xúc với Amiăng. Các triệu chứng của bệnh bụi phổi amiăng như khó thở và âm thanh phát ra khô khốc... Nếu kéo dài, người bệnh có thể dẫn đến suy tim, ung thư phổi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?4 Amiăng ảnh hướng đến sức khoẻ con người đặc biệt là bệnh ung thư phổi

Thạch tín Arsenic

Thạch tín hay còn gọi là Asen, thạch tín trong tự nhiên có các thành phần chủ yếu là oxit của asen. Đây là một hóa chất bán kim loại tự nhiên, thạch tín có trong ở bề mặt nước, trong các tầng nước ngầm... Ngoài ra, thạch tín có thể tồn tại ở nước, có khi trong cả không khí, trong lòng đất và trong các thực phẩm không sạch. Điều nguy hiểm của Asen là rất dễ thâm nhập vào cơ thể con người thông qua da, hô hấp và hệ tiêu hoá...

Thạch tín có khả năng xuất hiện và tồn tại trong các giếng khoan nhân tạo. Do đó, khi sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan việc cần thiết là nên xử lý nước qua bể lọc. Lưu ý, chỉ nên sử dụng nguồn nước để sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt và không nên sử dụng cho việc ăn uống.

Ngoài ra, một số chất độc hại khác được coi là tác nhân gây bệnh ung thư phổi bao gồm: Cadimi, silic, crom, niken, uranium…

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?5 Thạch tín có thể tồn tại trong không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Biến đổi gen di truyền

Nguyên nhân thứ tư gây bệnh ung thư phổi là các đột biến gen di truyền. Nguy cơ này tăng cao nhất nếu người mắc bệnh là người nghiện thuốc lá lâu năm hoặc có tiếp xúc với các chất độc hại gây ung thư khác.

Trên đây là những nguyên nhân gây ung thư phổi phổ biến nhất mà bạn đọc nên tham khảo và hạn chế tối đa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình cũng như người thân trong gia đình mình. Nếu như ai trong chúng ta gặp phải những những nguyên nhân trên thì nên thay đổi và cải thiện dần để có thể sống lâu hơn nhằm thực hiện những ước mơ của đời mình nhé!

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin