Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với những phụ huynh có con không may mắc phải bệnh bại não thì vấn đề ăn uống chăm sóc trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy trẻ bị bệnh bại não kiêng ăn gì?
Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh bại não cha mẹ cần nắm rõ để có thể giúp bé bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý. Vậy bại não kiêng ăn gì?
Những mẫu rối loạn cảm giác vận động miệng của trẻ bại não bao gồm:
Tất cả những vấn đề này xuất hiện thường liên quan đến kiểm soát đầu cổ, vai và thân mình. Nuôi ăn đường miệng hoàn toàn phụ thuộc và tư thế phần trên cơ thể là thân, cổ và đầu. Trẻ thường ho trong bữa ăn, sặc vì có tiền sử viêm phổi. Do đó việc tìm hiểu xem bại não kiêng ăn gì là vô cùng hữu ích. Vậy bệnh bại não có di truyền không?
Trẻ bại não cũng thường gặp các khó khăn về nhai, phản xạ thè lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài. Đôi khi lưỡi lại được giữ chặt lên trên vòm cứng, làm cho thức ăn bị ép lại thay vì được nhai. Vì thế, khi thức ăn được đưa ra phía sau khoang miệng, không tạo được viên thức ăn để tạo phản xạ nuốt, dẫn đến kết quả là nôn (ói) và sặc.
Bên cạnh những khó khăn trong kiểm soát tư thế, những khó khăn của vận động đầu cổ, chi trên, cầm nắm làm cho trẻ bại não khó đạt được những kỹ năng tự ăn uống.
Ăn uống của trẻ luôn gặp khó khăn và không theo kịp được các mốc phát triển cảm giác - vận động miệng so với trẻ bình thường. Khiếm khuyết ăn uống ở trẻ bại não là một khiếm khuyết hỗn hợp được xếp vào nhóm rối loạn nuốt có nguồn gốc thần kinh. Do vậy, bại não kiêng ăn gì và việc chăm sóc cho trẻ bại não ăn uống là vấn đề rất cần thiết. Trẻ bại não cần ăn gì, ăn như thế nào để tăng cân, không sặc, không bị táo bón... là câu hỏi rất nhiều cha mẹ đến khám bệnh và cần tư vấn bác sĩ.
Vấn đề ăn uống có thể rất phức tạp đối với trẻ em bị bại não. Các trẻ bại não thường gầy, suy dinh dưỡng do ăn uống kém, trẻ hay bị ốm, trẻ gồng cứng cả ngày làm tiêu hao nhiều năng lượng nên càng làm cho trẻ suy dinh dưỡng nặng hơn. Ước tính 35% trẻ em bị bại não bị suy dinh dưỡng.
Kiêng các loại thức ăn cứng
Đa số trẻ bại não nhất là bại não thể co cứng sẽ gặp khó khăn trong cử động các cơ trong đó có cơ hàm. Do đó, bổ sung những thức ăn cứng sẽ khiến cơ hàm của trẻ hoạt động nhiều hơn, khó nuốt hơn nên những loại thức ăn mềm sẽ là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Liệu có nên kiêng thức ăn như thịt bò, tôm, chuối?
Bại não kiêng ăn gì? Hiện nay nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng bị bại não không nên cho trẻ ăn thịt bò, kiêng ăn tôm, kiêng ăn chuối … vì sợ trẻ bị co gân. Điều này hoàn toàn sai lầm. Về mặt dinh dưỡng thì không có chống chỉ định đối với loại thức ăn nào cả, trừ khi bé có dị ứng với các thực phẩm đó (như bị nổi mề đay, ngứa, khó thở sau khi ăn, uống).
Bên cạnh việc tìm hiểu bại não kiêng ăn gì thì cũng nên cho trẻ ăn uống đủ chất, thành phần dinh dưỡng cân đối:
Cho trẻ bại não ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn đa dạng món ăn. Với các trẻ từ độ tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung thêm cháo hoặc sữa, nếu trẻ kém ăn, cần chia nhỏ ra làm nhiều bữa, ăn nhiều lần trong ngày
Với những trẻ co cứng cơ nhiều, cử động miệng, lưỡi khó khăn cần tập luyện cho trẻ để tăng cường cơ miệng và sử dụng lưỡi hiệu quả hơn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn, giảm nguy cơ sặc. Nếu việc tập luyện nhóm cơ nhai nuốt không thành công, trẻ ăn kém, hay nôn trớ thì việc phẫu thuật đặt ống nuôi dưỡng dạ dày để cho trẻ ăn là giải pháp cần tính đến để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Trẻ bị bại não kiêng ăn gì? Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất. Người mẹ có con bị bại não dễ bị mất sữa do trẻ bú kém hoặc không bú. Nên cần tăng cường cho con bú khi có thể, cần ăn đủ chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc thì mới duy trì được lượng sữa cho con. Trẻ lớn hơn cần ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất: bột đường, đạm, chất béo, rau và trái cây.
Số lượng bữa ăn của trẻ bại não cần chia nhỏ thành nhiều bữa hơn so với trẻ bình thường. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Có một số trẻ bị mập lên thì không nên cho trẻ ăn quá nhiều, hãy giảm thức ăn béo và ngọt lại.
Ánh Phạm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.