Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy ra máu là gì? Mẹ cần phải làm như thế nào trong trường hợp này? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Trẻ bị tiêu chảy ra máu có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh nguy hiểm mà mẹ không được chủ quan. Nếu triệu chứng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số chứng bệnh nguy hiểm gây nên tình trạng trẻ bị đi ngoài ra máu. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tình trạng trẻ bị tiêu chảy ra máu có thể là một dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện này thì các mẹ không nên lơ là chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng trên:
Nứt hậu môn là một vết rách hay vết nứt ở hậu môn có thể được hình thành khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đi tiêu phân to và cứng. Vết nứt hậu môn này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ ở độ tuổi đi học, hay thậm chỉ là ở người lớn.
Các triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm có đau, trẻ căng thẳng hoặc rên la trong thời gian đi tiêu. Ở bên ngoài phân hoặc trên giấy vệ sinh có xuất hiện máu tươi. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nứt hậu môn thường sẽ có tiền sử bị bệnh táo bón hoặc đi tiêu phân khá cứng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy ra máu
Trường hợp này còn được các mẹ gọi là dị ứng sữa, viêm ruột do sữa, viêm trực tràng và viêm đại trực tràng do protein. Một trong những bệnh lý có thể xuất hiện ở trẻ nhũ nhi. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự nhạy cảm với protein trong sữa bò hay sữa đậu nành, thường xuất hiện sau khi trẻ bắt đầu sử dụng sữa công thức.
Các triệu chứng bất dung nạp protein sữa bò hoặc đậu nành có thể bao gồm có ói, tiêu chảy, ngoài ra trong phân còn có máu. Nếu như các bác sĩ nhi sau khi khám bệnh nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy ra máu do tình trạng bất dung nạp protein sữa bò và đậu nành thì sẽ có chỉ định một chế độ ăn kiêng sữa.
Ngoài ra tình trạng trẻ bị tiêu chảy ra máu còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác ở trẻ sơ sinh như bệnh viêm đường ruột, (rối loạn viêm màng ruột), tiêu chảy do các loại virus hay vi khuẩn tàn phá đường ruột của bé.
Đối với người lớn, nếu có mất một chút máu thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng đối với trẻ em thì lại khác, đặc biệt là đối với những bé dưới 3 tuổi. Việc trẻ bị tiêu chảy ra máu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé. Do đó, mẹ cần phải theo dõi chế độ chảy máu của bé để có cách xử lý phù hợp:
- Mức độ nhẹ: Bé đi ngoài ra máu ít và máu chỉ dính ở phân, trẻ vẫn hoạt động bình thường, da bé vẫn hồng hào…
- Mức độ nặng: Bé bị tiêu chảy ra máu nhiều, liên tục, phân chỉ toàn là máu và không cầm được máu. Da bé bị nhợt nhạt đi nhiều và nhanh chóng, bé vật vã mệt mỏi… Lúc này cần đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể cầm máu cho bé.
Trẻ bị tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không
Ngoài ra, mẹ cũng cần nắm rõ những biểu hiện đi kèm với việc tiêu chảy ra máu của trẻ như sốt, đau bụng, nôn trớ không để các bác sĩ dễ dàng chuẩn trị cho tình trạng của trẻ.
Nếu trẻ bị tiêu chảy ra máu, đầu tiên mẹ cần phải xác định chính xác xem có thật là có máu trong phân của bé không? Máu trong phân của bé không phải lúc nào cũng có màu đỏ tươi hay còn có những lúc đỏ sẫm hoặc thậm chí là màu đen. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do trước đó bé được cho ăn những loại thực phẩm hay nước uống có màu đỏ nên dẫn đến trẻ đi ngoài ra phân có màu đỏ. Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị tiêu chảy ra máu, mẹ cần phải bình tĩnh và xác định rõ vấn đề này nhé!
Bước tiếp theo là xác định được mức độ chảy máu nặng hay nhẹ, nhiều hay ít. Tuy một lượng máu nhỏ đối với người trưởng thành là không đáng kể nhưng lại chiếm tỷ lệ rất lớn so với cơ thể của trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu mẹ thấy bé có xu hướng chảy máu nhiều thì mẹ hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy ra máu
Nếu thực hiện chăm sóc kỹ càng và điều trị đúng cách, tình trạng trẻ bị tiêu chảy ra máu sẽ sớm được cải thiện trong thời gian ngắn. Ngược lại ở những trường hợp không can thiệp kịp thời, trẻ vẫn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề trẻ bị tiêu chảy ra máu trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trang bị cho hành trang làm mẹ của mình. Để từ đó, có cách chăm sóc con đúng cách.
Thủy Phan