Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ em tiếp xúc F0, khi nào test và có cần test lại không?

Ngày 22/03/2022
Kích thước chữ

Nhiều phụ huynh đang thắc mắc khi trẻ đi học trực tiếp, tiếp xúc với bạn F0 thì bao lâu nên test Covid-19 cho con.

Các chuyên gia ở Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên cần test Covid-19 cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Trẻ có triệu chứng;
  • Trẻ có tiếp xúc với F0;
  • Tình hình dịch bệnh ở khu vực có mức độ lây nhiễm cao.

Trẻ em và thanh thiếu niên có các triệu chứng của Covid-19 nên được test ngay lập tức để biết bé có đang nhiễm Covid-19 hay không. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ có các hoạt động trực tiếp với người khác, vì vậy bất kỳ ai có thể bị phơi nhiễm cần được cảnh báo, theo trang web của Học viện Nhi khoa Mỹ Healthy Children.

Những lưu ý khi trẻ tiếp xúc gần với F0

Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, ngay sau khi tiếp xúc F0 thì nên cách ly và test nhanh ngay. Nếu kết quả âm tính, hãy kiểm tra lại trong vòng 5 đến 7 ngày tính từ ngày tiếp xúc với F0. Kết quả âm tính chưa chắc là không nhiễm Covid-19. Nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng thì làm test nhanh ngay.

Nếu trẻ đã tiêm chủng đầy đủ và không có triệu chứng, hãy kiểm tra từ 5 đến 7 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với F0. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng, làm test nhanh ngay, theo Healthy Children.

Tiến sĩ Jennifer Dien Bard, Giám đốc Phòng thí nghiệm Vi sinh và virus lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ), cho biết thời điểm xét nghiệm là rất quan trọng. Nếu con bạn đã tiếp xúc với F0, nên làm xét nghiệm từ 3 - 5 ngày sau khi tiếp xúc. Xét nghiệm quá sớm mới 1 ngày sau khi tiếp xúc, có thể dẫn đến âm tính giả, theo trang web của Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ) News Wise.

Trẻ em tiếp xúc F0, khi nào test và có cần test lại không?1 Nếu xuất hiện các triệu chứng thì làm test nhanh ngay

Test nhanh Covid-19, nếu không chú ý điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Cha mẹ cần chú ý điều gì khi làm test nhanh tại nhà?

Theo báo cáo do USA Today đăng tải, Trung tâm kiểm soát chất độc của Mỹ đã cảnh báo về một loại hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong bộ kit test nhanh có thể dẫn đến ngộ độc.

Thông tin cho biết hầu hết các bộ kit test nhanh đều chứa một chất độc là natri azide. Hóa chất không màu, không mùi vị, được dùng để kích hoạt phản ứng hóa học, giúp phát hiện sự hiện diện của virus.

Trẻ em tiếp xúc F0, khi nào test và có cần test lại không?2 Cha mẹ không nên cho phép trẻ dưới 14 tuổi tự ý sử dụng các bộ kit test nhanh

Điều gì xảy ra khi trẻ nuốt phải hóa chất này?

Mặc dù bộ thử nghiệm đã có hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng, nhưng vẫn có khả năng trẻ em vô tình nuốt phải hóa chất do sự bất cẩn của người lớn.

Nếu nuốt phải natri azide có thể dẫn đến chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh và huyết áp thấp, theo Times Of India.

Lưu trữ an toàn các bộ test nhanh tại nhà

Nếu bạn có bộ kit test nhanh Covid-19 trong nhà, hãy bảo quản một cách an toàn. Dung dịch chất lỏng trong các bộ kit test có thể gây hại nếu trẻ nuốt phải hoặc đổ lên da hoặc vào mắt.

Cha mẹ không nên cho phép trẻ dưới 14 tuổi tự ý sử dụng các bộ kit test nhanh. Người lớn phải cầm tăm bông và chất lỏng thử nghiệm.

Để ngăn ngừa nhiễm độc, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên mở bộ kit test cho đến khi cần thiết, và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng, theo Healthy Children. Luôn cất giữ bộ kit test và thuốc ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ em và vật nuôi.

Trẻ em tiếp xúc F0, khi nào test và có cần test lại không?3 Thông tin cho biết nhiều bộ kit test nhanh đều chứa chất natri azide

Bạn nên làm gì?

Khi sử dụng bộ test nhanh, đừng xem nhẹ việc theo dõi trẻ nghịch phá.

Nếu mắt, da hoặc mũi của trẻ bị kích ứng, hãy rửa sạch bằng nước ấm trong vòng 15 đến 20 phút, theo Times Of India.

Mặc dù lượng hóa chất natri azide chứa trong bộ kít test nhanh không đủ để gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhưng chúng ta không nên xem nhẹ việc tiếp xúc với hóa chất này.

Theo các báo cáo, các trường hợp ngộ độc từ bộ test nhanh đang tăng lên, theo Times Of India.

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Covid-19