Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1 để phòng bệnh?
Ngày 22/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vắc xin 5 trong 1 giúp chủng ngừa 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván và bệnh do vi khuẩn Hib (Pentaxim - Pháp) hoặc bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B (ComBE Five - Ấn Độ). Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 đúng, đủ lịch sẽ giúp bảo vệ cho em bé ngăn ngừa những nhóm bệnh trên. Vậy, trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?
Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Trong số các loại vắc xin, vắc xin tích hợp 5 nhóm bệnh trong 1 mũi tiêm đang được ưu tiên trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Để tránh rủi ro và bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc tiêm vắc xin này cần được thực hiện đúng và đủ lịch trình.
Thông tin về vắc xin 5 trong 1
Hiện nay, trên thị trường có hai loại vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng rộng rãi.
Vắc xin 5 trong 1 - Pentaxim, sản xuất tại Canada và Pháp bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur, được áp dụng trong tiêm chủng dịch vụ. Pentaxim bảo vệ trẻ khỏi 5 loại bệnh nguy hiểm bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B gây ra (Hib).
Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five, sản xuất bởi Công ty Biological, Ấn Độ, là vắc xin được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và được miễn phí hoàn toàn. ComBE Five đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh, gồm có bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B gây nên (Hib). Từ tháng 6/2018, ComBE Five đã thay thế hoàn toàn cho vắc xin có cùng thành phần - Quinvaxem (Sản xuất tại Hàn Quốc) - được sử dụng trước đó.
Cần tiêm mấy mũi vắc xin 5 trong 1?
Vắc xin 5 trong 1 cần được tiêm theo phác đồ để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh. Trẻ cần hoàn thành 3 mũi tiêm trước 1 tuổi trong lịch tiêm cơ bản, với mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi nhắc lại quan trọng để tăng cường sức đề kháng nên được tiêm khi trẻ đạt từ 16 - 18 tháng tuổi. Việc hoàn thành lịch tiêm này trước khi trẻ 24 tháng tuổi sẽ giúp cơ thể em bé tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu nhằm bảo vệ trước các căn nguyên gây bệnh trên. Lịch tiêm cụ thể bao gồm:
Mũi 1 khi trẻ 2 tháng tuổi;
Mũi 2 khi trẻ 3 tháng tuổi;
Mũi 3 khi trẻ 4 tháng tuổi:
Mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 16 - 18 tháng tuổi.
Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?
Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1? Trẻ cần được tiêm vắc xin 5 trong 1 theo lịch trình quy định của Bộ Y tế.
Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT, trẻ nên được tiêm mũi đầu tiên khi đạt 2 tháng tuổi và tiếp theo là 2 mũi vào lúc 3, 4 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm là ít nhất 1 tháng, và mũi tiêm nhắc lại cần thực hiện khi trẻ đủ 16 - 18 tháng tuổi. Việc này giúp đảm bảo vắc xin tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để phòng bệnh đúng và hiệu quả. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và vắc xin có sẵn, lịch tiêm có thể điều chỉnh nhưng không nên để trẻ tiêm quá muộn, nhằm giúp cho vắc xin phát huy hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, trước khi tiêm, việc thăm khám sàng lọc của cán bộ y tế là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và sẵn sàng tiêm chủng cho trẻ.
Có cần tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 theo đúng lịch?
Theo thời gian, tính sinh miễn dịch do vắc xin đa giá 5 trong 1 tạo ra sẽ giảm dần, khiến khả năng phòng bệnh của cơ thể cũng bị giảm trước các căn nguyên gây bệnh. Mũi tiêm nhắc lại, như cái tên gọi, đóng vai trò quan trọng trong việc "nhắc nhở" hệ miễn dịch "tái tạo" lại tính sinh miễn dịch đặc hiệu. Việc thực hiện đúng lịch tiêm sẽ tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin, giúp cơ thể duy trì khả năng phòng chống đặc hiệu với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã đề cập ở trên.
Việc một số bậc phụ huynh, vì nhiều lý do mà xao nhãng tiêm mũi nhắc lại cho con, đặc biệt thường chưa nắm rõ về tầm quan trọng cũng như cơ chế miễn dịch của việc tiêm nhắc lại vắc xin. Theo các dữ liệu của nghiên cứu khoa học, cũng như hướng dẫn của Bộ Y Tế, thời gian để hoàn thành 3 mũi tiêm cơ bản của vắc xin đa giá 5 trong 1 là trước 1 tuổi, với khoảng cách giữa mỗi mũi là ít nhất 1 tháng. Mũi nhắc lại cần tiêm khi trẻ đạt từ 18 tháng tuổi. Vì vậy, các bậc bố mẹ nên chú ý đảm bảo trẻ tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1 đủ và đúng lịch để giúp cơ thể có được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa nhiễm bệnh.
Trẻ nên trì hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 khi nào?
Vắc xin đa giá 5 trong 1 sẽ đạt hiệu quả tốt khi trẻ được tiêm đúng thời điểm và đủ lịch theo độ tuổi quy định. Trong những tình trạng như tiêu chảy nhẹ, ho, sổ mũi (không kèm sốt) hay quá trình mọc răng, việc tiêm vắc xin vẫn có thể thực hiện bình thường.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những trường hợp không nên tiêm vắc xin 5 trong 1, được biết đến là chống chỉ định của vắc xin, bao gồm:
Trẻ có dấu hiệu dị ứng đối với bất kỳ loại vắc xin nào trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin 5 trong 1.
Trẻ đang bị các bệnh cấp tính hoặc các bệnh mạn tính tiến triển.
Nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi của trẻ có dấu hiệu bất thường.
Tri giác của trẻ hiện đang không bình thường (trẻ ngủ li bì hoặc không có nhận thức).
Những trường hợp này đều cần được bác sĩ thăm khám sàng lọc, tư vấn và thảo luận chi tiết trước khi quyết định chỉ định tiêm vắc xin.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm thông tin về "Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?", ba mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin để trẻ được củng cố hệ miễn dịch. Việc tiêm phòng đúng lịch và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế là quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trung tâm uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực tiêm chủng. Tại Long Châu, bạn có thể tiêm chủng vắc xin với sự an tâm về chất lượng dịch vụ, thuốc chính hãng cùng đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và chất lượng cho mọi khách hàng.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.