Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ phát ban sau tiêm 6in1 phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Ngày 18/11/2024
Kích thước chữ

Để chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc phải một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cha mẹ cần chủ động cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Tuy nhiên sau tiêm chủng trẻ có nguy cơ gặp phải các phản ứng không mong muốn sau tiêm. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng trẻ phát ban sau tiêm 6in1.

Trẻ phát ban sau tiêm 6in1 khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này. Do vậy, đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Tổng quan về tình trạng trẻ phát ban sau tiêm vắc xin 6in1

Sau khi tiêm vắc xin 6in1, một số trẻ có thể gặp phản ứng phụ, trong đó có phát ban. Phản ứng này thường là nhẹ và có thể xảy ra do hệ miễn dịch đang hoạt động để tạo kháng thể.

Thời gian xuất hiện ban có thể là 1 - 2 tuần sau tiêm vắc xin. Phát ban có thể xuất hiện dưới dạng đốm mẩn đỏ với kích thước nhỏ hoặc phát ban giống như sởi.

Các bác sĩ cho biết, tuỳ thuộc vào mức độ nổi ban cũng như biểu hiện kèm theo mà mức độ nghiêm trọng của tình trạng phát ban sẽ có sự khác biệt giữa mỗi trẻ.

Đa số các trường hợp trẻ phát ban sau tiêm 6in1 tại chỗ hoặc lan sang một số bộ phận khác, trẻ khoẻ mạnh, ăn ngủ và sinh hoạt bình thường thì không đáng lo ngại, tình trạng này sẽ dần cải thiện sau một vài ngày mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu cha mẹ vẫn cảm thấy lo lắng thì có thể tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.

Tuy nhiên, nếu phát ban kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác như khó thở, tức ngực, đau bụng, rối loạn nhịp thở và ý thức… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Trẻ phát ban sau tiêm 6in1 và cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng vắc xin 6in1 1
Hình ảnh trẻ phát ban sau tiêm vắc xin 6in1

Nguyên nhân dẫn đến phát ban sau tiêm phòng 6in1 ở trẻ

Tương tự như việc sử dụng các loại vắc xin khác, tuỳ thuộc vào cơ địa của từng trẻ mà trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau tiêm. Thông thường, các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin nói chung và phát ban sau tiêm 6in1 nói riêng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Do dị ứng: Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin thì trẻ có thể bị phát ban.
  • Phản ứng của cơ thể khi tiếp nhận vắc xin: Vắc xin 6in1 có chứa nhiều loại kháng nguyên khác nhau, khi đi vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và lúc này cơ thể có thể xảy ra các phản ứng nhẹ như sốt, phát ban hoặc nổi mẩn ngứa.
  • Phản ứng liên quan đến sai sót trong tiêm chủng: Trong quá trình vận chuyển, bảo quản hay chỉ định tiêm chủng sai sót cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ phát ban sau tiêm 6in1.
  • Do trùng hợp ngẫu nhiên: Phản ứng phát ban có thể liên quan đến bệnh lý sẵn có của trẻ, xảy ra trùng hợp vào thời điểm tiêm vắc xin 6in1.
Trẻ phát ban sau tiêm 6in1 và cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng vắc xin 6in1 2
Dị ứng với thành phần của vắc xin là nguyên nhân khiến trẻ phát ban sau tiêm 6in1

Có nên tiêm mũi tiếp theo nếu trẻ bị phát ban sau tiêm mũi đầu tiên không?

Các chuyên gia cho biết, nếu ở lần tiêm 6in1 trước, trẻ bị phát ban sau tiêm, cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ về điều này để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định tiêm phù hợp.

Nếu tình trạng phát ban nhẹ, thoáng qua và tự khỏi sau một vài ngày, có thể trẻ vẫn sẽ được tiêm 6in1 mũi tiếp theo để đảm bảo hiệu quả bảo vệ của vắc xin trước các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, bại liệt, uốn ván… Trong trường hợp, trẻ phát ban sau tiêm 6in1 ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể trẻ sẽ không được tiêm các mũi tiếp theo.

Ngoài ra, cha mẹ cần nắm được một số trường hợp chống chỉ định và thận trọng với tiêm 6in1 bao gồm:

  • Trẻ có tiền sử dị ứng nặng: Nếu trẻ đã từng có phản ứng dị ứng nặng (như sốc phản vệ) với một thành phần nào của vắc xin, không nên tiêm vắc xin 6in1.
  • Bệnh lý nặng: Nếu trẻ đang mắc bệnh cấp tính nghiêm trọng hoặc đau ốm có triệu chứng rõ ràng, tiêm vắc xin 6in1 có thể bị hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục.
  • Trẻ có bệnh nền: Trẻ có một số bệnh lý nền như bệnh tim, phổi nặng, hoặc bệnh lý miễn dịch có thể cần được đánh giá thêm trước khi tiêm.
  • Trẻ có tiền sử bệnh não: Nếu trẻ có tiền sử bị bệnh não hoặc động kinh không kiểm soát, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
  • Trẻ đã tiêm vắc xin thành phần tương tự: Nếu trẻ đã tiêm vắc xin dạng tương tự trong thời gian ngắn trước đó, có thể cần xem xét liệu có cần tiêm thêm hay không.
Trẻ phát ban sau tiêm 6in1 phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng 3
Có nên tiêm mũi tiếp theo nếu trẻ bị phát ban sau tiêm mũi đầu tiên không

Chăm sóc trẻ sau tiêm 6in1

Sau khi trẻ được tiêm vắc xin 6in1, việc chăm sóc là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho trẻ. Việc chăm sóc đúng cách sau khi tiêm vắc xin có thể giúp giảm thiểu các tác dụng phụ và hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng.

Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm 6in1, cha mẹ có thể tham khảo:

  • Theo dõi phản ứng sau tiêm: Theo dõi trẻ trong ít nhất 30 phút sau tiêm để đảm bảo không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sau khi về nhà, theo dõi trẻ trong 24 giờ để phát hiện các triệu chứng như sốt, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm.
  • Giảm đau và khó chịu: Nếu trẻ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc đau tại vị trí tiêm, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt (như paracetamol) theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Chườm lạnh vào vị trí tiêm có thể giúp giảm đau và sưng.
  • Giữ cho trẻ thoải mái: Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, không nên cho trẻ vận động mạnh hay chơi các trò chơi thể lực trong ít nhất 1-2 ngày sau tiêm. Nếu trẻ có dấu hiệu quấy khóc hay khó chịu, có thể ôm ấp, vỗ về hoặc cho trẻ bú nếu vẫn ở độ tuổi bú mẹ.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Lưu ý đến các triệu chứng bất thường như sốt cao (> 38.5°C), phát ban, khó thở hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác mà bạn cảm thấy bất thường.
  • Chế độ ăn uống: Đảm bảo trẻ được cung cấp nước uống đầy đủ và có thể cho trẻ ăn những món nhẹ nhàng dễ tiêu hóa nếu trẻ cảm thấy ăn uống bình thường.
  • Tư vấn với bác sĩ: Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về sức khỏe của trẻ hoặc nếu các triệu chứng kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Tiếp tục lịch tiêm chủng: Nhớ giữ lại lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch hẹn sau này.
Trẻ phát ban sau tiêm 6in1 phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng 4
Cha mẹ cần cho trẻ ngồi lại theo dõi tối thiểu 30 phút sau tiêm vắc xin

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề trẻ phát ban sau tiêm 6in1 mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý vị độc giả. Mong rằng, qua những chia sẻ hôm nay, độc giả có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này đồng thời nắm được cách chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 6in1 nói riêng và vắc xin nói chung. Cảm ơn các bạn đã luôn dành thời gian theo dõi các bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ và y tá giàu kinh nghiệm. Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho cộng đồng. Hiện nay, trung tâm cung cấp đầy đủ các loại vắc xin quan trọng để phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu không ngừng nỗ lực để mang đến cho người dân những dịch vụ y tế chất lượng và an toàn nhất. Hãy đến với chúng tôi để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin