1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không?

Thanh Hương

14/07/2025
Kích thước chữ

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có hệ miễn dịch yếu hơn, khiến nhiều phụ huynh băn khoăn không biết có nên tiêm phòng hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không? Khi nào nên tiêm và tiêm vắc xin gì?

Khi nuôi con mắc bệnh tim bẩm sinh, mỗi quyết định nhỏ đều khiến cha mẹ phải cân nhắc rất kỹ. Một trong những vấn đề khiến nhiều cha mẹ băn khoăn là liệu trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không? Có cần tiêm theo lịch riêng hay không? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin khoa học để cha mẹ hiểu rõ và an tâm hơn khi đưa ra quyết định trong hành trình chăm sóc con mình.

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm được vắc xin không?

Hầu hết trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể tiêm phòng và nên được tiêm phòng. Tuy nhiên, lộ trình tiêm phòng cần được cá nhân hóa dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bé. Việc tiêm đúng và đủ không chỉ giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, mà còn góp phần bảo vệ trẻ trước các biến chứng nặng do nhiễm trùng gây ra.

Với trẻ bị tim bẩm sinh dạng nhẹ

Bị bệnh tim mạch có tiêm vắc xin được không luôn là thắc mắc của nhiều người. Với trẻ bị tim bẩm sinh dạng nhẹ, không có suy tim, không tím tái, và vẫn phát triển thể chất tương đối ổn định, bé hoàn toàn có thể tiêm tất cả các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng quốc gia. Đây là nhóm trẻ được khuyến khích tiêm đúng lịch để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu, như mọi trẻ khỏe mạnh khác.

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không 1
Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không là băn khoăn của nhiều cha mẹ

Với những trẻ tim bẩm sinh có nguy cơ cao, nên ưu tiên tiêm sớm một số vắc xin bảo vệ hệ hô hấp như: Vắc xin cúm mùa, vắc xin phế cầu (PCV). Đây là những tác nhân thường gây viêm phổi nặng, suy hô hấp, rất nguy hiểm với trẻ có nền tim mạch yếu.

Với trẻ bị tim bẩm sinh nặng

Ngược lại, với trẻ có biểu hiện suy tim rõ, tím tái, đang nằm viện điều trị nội trú hoặc vừa trải qua phẫu thuật tim, việc tiêm chủng cần được hoãn tạm thời. Sau khi sức khỏe bé ổn định, bác sĩ nhi khoa hoặc tim mạch sẽ đánh giá kỹ càng và hướng dẫn lịch tiêm bù và loại vắc xin phù hợp.

Tại sao trẻ bị tim bẩm sinh càng cần được tiêm phòng?

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không? Rất nhiều cha mẹ lo ngại rằng con bị tim yếu thì không nên tiêm, sợ bé bị sốt, mệt hoặc phản ứng phụ. Nhưng thực tế, chính nhóm trẻ này lại càng cần được bảo vệ chủ động bằng vắc xin, vì một đợt nhiễm bệnh đơn giản cũng có thể trở thành mối nguy lớn nếu trẻ không có đề kháng vững chắc.

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là các dạng nặng hoặc kèm suy tim, sẽ có nguy cơ diễn biến nghiêm trọng hơn khi bị bệnh truyền nhiễm, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, ho gà, cúm, sởi, viêm tai giữa... Những bệnh lý này nếu xảy ra ở trẻ có bệnh tim nền sẽ diễn tiến nặng hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng.

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không 2
Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn nên tiêm phòng nếu sức khỏe cho phép

Tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ chính là “hàng rào bảo vệ” giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến, giảm nguy cơ phải nhập viện hoặc đối mặt với biến chứng đe dọa tính mạng. WHO và các hướng dẫn y khoa hiện hành khuyến cáo trẻ mắc tim bẩm sinh, trừ khi đang có suy tim nặng, đang nhiễm trùng cấp hoặc suy giảm miễn dịch rõ ràng, nên được tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng quốc gia.

Những lưu ý khi tiêm cho trẻ mắc tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không đến đây bạn đã biết. Việc tiêm phòng cho trẻ bị tim bẩm sinh cần được thực hiện cẩn trọng hơn so với trẻ bình thường, để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ trước, trong và sau khi tiêm chủng cho bé:

Lưu ý trước khi tiêm

Trước mỗi mũi tiêm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sàng lọc kỹ lưỡng, đặc biệt nếu bé từng nhập viện vì suy tim, có dấu hiệu tím tái hoặc đang điều trị tim mạch. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hiện tại của tim, hô hấp và toàn thân để quyết định có tiêm được hay cần hoãn tạm thời. Khi đưa trẻ đi khám, cha mẹ nên mang theo hồ sơ bệnh án đầy đủ như: Giấy siêu âm tim gần nhất, danh sách thuốc đang dùng…

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không 3
Trẻ bị tim nên được tiêm phòng ở bệnh viện lớn

Lưu ý trong lúc tiêm

Với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, nơi tiêm chủng nên là bệnh viện nhi hoặc trung tâm y tế lớn. Đây là những nơi có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ sẵn sàng xử trí các tình huống khẩn cấp như sốc phản vệ hoặc rối loạn nhịp tim sau tiêm. Cha mẹ nên chọn thời điểm buổi sáng để tiêm, vì đây là lúc bé khỏe nhất trong ngày và cũng dễ theo dõi phản ứng sau tiêm trong nhiều giờ tiếp theo.

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không? Câu trả lời là có nhưng cha mẹ cần thông báo rõ tình trạng bệnh của trẻ với bác sĩ tiêm chủng. Việc này giúp bác sĩ lựa chọn loại vắc xin phù hợp và có biện pháp theo dõi sát sao hơn. Với những bé từng có phản ứng mạnh (sốt cao, quấy khóc nhiều, phát ban...), bác sĩ có thể chỉ định chia nhỏ mũi tiêm, tiêm cách ngày thay vì tiêm nhiều loại cùng lúc.

Lưu ý sau khi tiêm

Sau tiêm, cha mẹ cần theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn của trẻ như nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, tình trạng tím môi, đầu ngón tay, mức độ tỉnh táo và bú ăn. Đặc biệt, với trẻ tim bẩm sinh, thở nhanh, thở rút lõm ngực, mệt đột ngột là những dấu hiệu cảnh báo cần chú ý. Trong vòng 24 giờ đầu, nếu thấy bé sốt cao liên tục, khó thở, lừ đừ, tím tái hoặc bỏ bú, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không 4
Cần có sự tư vấn chuyên môn trước khi tiêm phòng cho trẻ bị tim bẩm sinh

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị tim bẩm sinh có tiêm phòng được không? Tiêm phòng cho trẻ bị tim bẩm sinh không chỉ là việc có thể làm, mà còn là việc nên làm, với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các mũi tiêm được chỉ định kỹ càng, theo dõi sát sao và thực hiện tại cơ sở y tế uy tín sẽ đảm bảo an toàn tối đa cho bé. Thay vì lo lắng và trì hoãn tiêm phòng, cha mẹ hãy chủ động trao đổi với bác sĩ tim mạch và bác sĩ nhi để xây dựng lộ trình tiêm chủng phù hợp cho con mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin