Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi được 2 tuần tuổi, các phản xạ nhiên của trẻ sơ sinh rất quan trọng. Thời điểm này, trẻ đang phát triển mạnh mẽ theo từng ngày. Bạn có thể giao tiếp với trẻ bằng cách nhìn chăm chú, mỉm cười và trò chuyện với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi. Vậy sự phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi như thế nào?
Đối với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, đây là giai đoạn khá nhạy cảm khi mà trẻ vẫn còn rất non nớt và cần sự chăm sóc một cách đặc biệt từ người lớn. Do đó, mẹ cần hiểu rõ về sự phát triển cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi để giúp con phát triển một cách toàn diện hơn. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn nhé!
Dưới đây là những đặc điểm về sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, cụ thể là:
Khi được 1 tuần tuổi, trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tuần tiếp theo với tốc độ tăng trưởng là khoảng 20 - 30 g /tuần và chiều dài cơ thể của trẻ sẽ tăng khoảng 4,5 - 5 cm vào cuối tháng đầu tiên. Dấu hiệu phát triển chính xảy ra ở trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi là trẻ sẽ tỉnh táo hơn rất nhiều và thời gian tỉnh táo sẽ dài hơn so với tuần trước. Người thân của trẻ có thể nhận thấy đôi mắt của con trông giống như bị lác. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường.
Bạn hãy lưu ý về bất kỳ một vết bớt mới nào xuất hiện trong tuần tuổi thứ 2 của trẻ sơ sinh. Bởi có một loại vết bớt được gọi là u máu (hemangioma) thường không xuất hiện ngay sau khi sinh. Chúng có thể đột nhiên xuất hiện trong vài tuần sau đó. Mẹ cũng có thể nhận thấy rằng các vết bớt màu nhạt của con có xu hướng tối màu hơn khi trẻ lớn dần lên. Khi đó, hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa, bởi một số loại bớt có thể cần phải điều trị, nhất là các vết bớt nằm ở trên hoặc rất gần mắt, miệng.
Em bé 2 tuần tuổi của bạn sẽ có thể có phản xạ Moro. Khi giật mình, trẻ thường giơ cả 2 tay và 2 chân lên, đồng thời mở rộng 2 bàn tay. Sau đó, trẻ đưa 2 cánh tay và 2 chân lại gần nhau kèm theo tiếng khóc. Đây là một phản xạ rất quan trọng để giúp các bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá các chuyển động tay và chân của trẻ ở 2 bên có đều đều nhau hay không.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan sát chặt chẽ đối với con để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như trẻ không có bất kỳ phản ứng nào đối với tiếng động hay gặp khó khăn trong việc thức dậy để bú… Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ.
Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Cho bé bú sữa khi đói. Đối với sữa mẹ, cho trẻ bú cả 2 bên vú với thời gian cho ăn trung bình là khoảng 40 - 60 phút/lần. Đối với sữa công thức, cho trẻ ăn khoảng 60 - 90 ml/lần mỗi 2 - 3 giờ. Tuy nhiên, nhu cầu ăn sữa của mỗi trẻ là khác nhau nên mẹ có thể tùy chỉnh theo sức ăn của con. Bên cạnh đó, trẻ sẽ tiêu hóa sữa mẹ tốt hơn sữa bột.
Dưới đây là những vấn đề mà mẹ cần quan tâm để chăm sóc cho trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi được tốt hơn, cụ thể là:
Một số dấu hiệu để giúp mẹ nhận biết được em bé của bạn đang đói và thèm bú mà bạn có thể tham khảo, đừng để trẻ quấy khóc lâu hơn:
Dưới đây là cách cho trẻ bú đúng mà mẹ có thể tham khảo:
Tư thế bú thích hợp nhất là khi cằm và chóp mũi của trẻ chạm vào vú của mẹ. Môi của trẻ sẽ đưa ra ngoài giống như miệng cá mà không phải là mút vào. Mẹ hãy kiểm tra xem em bé của bạn có mút phải môi dưới hoặc lưỡi của con khi bú không, bởi trẻ sơ sinh thường sẽ mút bất cứ thứ gì bằng cách kéo môi dưới của mình xuống khi bú.
Khi sữa mẹ được mút vào miệng trẻ, mẹ sẽ nghe thấy tiếng nuốt hoặc mút, từ đó mẹ có thể biết được bé đã bú đúng khớp ngậm chưa. Trẻ bú no sẽ ngủ ngon được từ 2 - 3 tiếng/lần.
Ngoài tư thế cho trẻ bú đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sức khỏe của con, khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tóm lại, trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi là một độ tuổi nhạy cảm và trẻ đang trong quá trình thích nghi dần với môi trường bên ngoài. Đồng thời, sự phát triển sẽ thay đổi theo từng ngày nên cần sự theo dõi chặt chẽ từ cha mẹ. Bên cạnh đó, các bà mẹ cần chăm sóc trẻ một cách tỉ mỉ để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.