Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lác mắt: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lác mắt là một tình trạng liên quan đến sự lệch lạc của mắt. Nếu bạn bị lác, một mắt (mắt cố định) sẽ tập trung vào vật bạn đang nhìn trong khi mắt kia (mắt lệch) sẽ hướng vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới tùy thuộc vào kiểu lác mà bạn đang mắc phải.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Lác mắt là gì? 

Lác mắt là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em trong đó có sự sự lệch trục của mắt, gây ra sự lệch trục so với hướng của ánh nhìn bình thường. Người bị lác mắt thường bị ảnh hưởng đến cách bạn nhìn mọi thứ xung quanh mình. Những người bị lác mắt thường khó xác định được số đo 3 chiều của các vật thể xung quanh họ. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến mất thị lực ở mắt bị ảnh hưởng. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến hoạt động cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng mắt lác có thể được điều trị thành công.

Phân loại lác mắt chủ yếu chia thành 2 loại: Lác cơ năng và lác liệt.

Lác cơ năng

Lác là một hội chứng có hai đặc điểm là sự lệch nhiều, hoặc sự lệch ít của một nhãn cầu, xoay được trong tất cả các hướng và sự rối loạn thị giác hai mắt (nhược thị, mất thị giác 2 mắt).

  • Nhược thị là tình trạng thị lực ở một hoặc cả hai mắt giảm dưới mức bình thường. Hiện tượng này có thể không xảy ra ở một số ca lác ngoài, lác luân phiên.

  • Sự lệch trục nhãn cầu biểu hiện rất phức tạp. Sự lệch trục này có khi chỉ tiềm tàng không lộ ra ngoài (lác ẩn), có khi rất ít (vi lác), nhưng đại đa số biểu hiện rõ dưới dạng đơn thuần hoặc phức tạp.

Các hình thái lâm sàng của lác cơ năng:

  • Lác trong (lác quy tụ);

  • Lác ngoài;

  • Lác đứng;

  • Lác đứng phân li.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lác mắt

Sự nhầm lẫn về thị giác: Bạn có thể nhìn thấy hai đối tượng ở cùng một nơi và não bộ sẽ hợp nhất hình ảnh từ cả hai mắt thành một, gây ra sự nhầm lẫn về thị giác.

Tầm nhìn đôi: Bạn có thể thấy hai hình ảnh của cùng một đối tượng, trong đó một hình ảnh bị mờ và hình ảnh kia rõ ràng. Mắt nhìn lệch sẽ hiển thị hình ảnh mờ, còn mắt cố định của bạn sẽ hiển thị hình ảnh rõ nét.

Nhược thị: Đây là một tình trạng đặc trưng bởi mất thị lực vĩnh viễn ở mắt lệch. Nếu bệnh lác mắt không được điều trị, trong một khoảng thời gian, não của bạn bắt đầu bỏ qua hình ảnh mờ được tạo ra từ mắt lệch và bạn chỉ nhìn thấy một hình ảnh được tạo ra từ mắt cố định. Dần dần thị lực ở mắt lệch của bạn giảm dần cho đến khi mất hẳn vĩnh viễn.

Các triệu chứng khác: Nheo mắt hoặc nhắm mắt dưới ánh nắng chói, quay đầu sang một bên hoặc lên hoặc xuống để nhìn mọi vật.

  • Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh lác mắt là mắt bạn không hướng về cùng một hướng. Một mắt sẽ hướng vào vật mà bạn muốn nhìn trong khi mắt của người bị tật lác mắt sẽ hướng vào trong, về phía mũi của bạn, hướng ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lác mắt

Lác mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là tình trạng phổ biến nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể tiến triển và gây mất thị lực ở mắt sau này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Lác mắt ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là bình thường nhưng nếu tình trạng lác mắt vẫn tiếp diễn ngoài độ tuổi này, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến lác mắt

Lác mắt có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng lý do của mắt lác ở cả hai là khác nhau. Một số lý do phổ biến là:

  • Di truyền: Tiền sử gia đình bị mắt lác.

  • Bẩm sinh. 

  • Yếu cơ mắt: Yếu cơ mắt là một lý do phổ biến của mắt lác ở người lớn. Một số vấn đề có thể dẫn đến yếu cơ mắt là bệnh Grave (vấn đề về tuyến giáp), bệnh nhược cơ, tiểu đường, đột quỵ và khối u não.

  • Rối loạn mắt: Một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, sẹo giác mạc, và bệnh thần kinh thị giác có thể gây ra mắt lác.

  • Chấn thương đầu hoặc chấn thương khi phẫu thuật mắt: Bất kỳ loại chấn thương đầu hoặc mắt nào do tai nạn hoặc phẫu thuật mắt đều có thể khiến cơ mắt của bạn yếu đi, dẫn đến lác mắt.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) lác mắt?

  • Mắt lác hầu hết xuất hiện ở trẻ em; tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở tuổi trưởng thành.

  • Lác mắt mới phát triển ở người lớn có thể do rối loạn bệnh mắt tuyến giáp, bệnh nhược cơ, chấn thương, đột quỵ hoặc khối u.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) lác mắt

  • Hội chứng lác mắt: Đôi khi lý do mắt lác có liên quan đến sự bất thường về cấu trúc trong mắt hoặc các mô xung quanh. Các bệnh như hội chứng Duane, hội chứng Möbius, hội chứng Brown và hội chứng Parinaud là một số bệnh lý gây ra mắt lác.

  • Các tật khúc xạ và lác: Bạn cũng có thể bị lác do các vấn đề về mắt như: Cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lác mắt

Chẩn đoán và điều trị sớm mắt lác là rất quan trọng để ngăn ngừa giảm thị lực. Đôi khi lác mắt có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn như u nguyên bào võng mạc (ung thư mắt). Vì vậy, phát hiện sớm không chỉ có thể giúp loại trừ bất kỳ bệnh nào có thể xảy ra mà còn đảm bảo sự thành công trong điều trị. Để chẩn đoán bệnh lác mắt, bác sĩ cần khai thác các yếu tố sau: Bệnh sử lác, thị lực, khúc xạ, đo độ lác, vận nhãn, và thị giác hai mắt. Khám thị lực ở trẻ em thường khó khăn và có thể đòi hỏi một số phương pháp đặc biệt nhằm phát hiện sự giảm thị lực do lác (nhược thị). 

Có nhiều phương pháp đo độ lác. Đơn giản nhất là phương pháp Hirschberg (dùng một nguồn sang chiếu thẳng trước mặt, cách mắt khoảng 40 cm và quan sát ánh phản quang ở trung tâm đồng tử). 

Phương pháp điều trị lác mắt hiệu quả

Đề điều trị lác có kèm theo các dị tật khác thì cần làm như sau:

  • Đục thể thuỷ tinh: Mổ lấy thể thuỷ tinh đục, đặt IOL.

  • Tật khúc xạ: Đo khúc xạ và điều chỉnh kính.

  • K võng mạc (theo BS N.X.T lác là triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân được đưa đi khám ở 20% số ca): Cần bỏ nhãn cầu.

Đối với những ca lác đơn thuần thì việc điều trị bao gồm 3 bước chỉnh thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác 2 mắt. Bệnh lác càng được phát hiện và điều trị sớm càng có kết quả tốt.

Điều trị chỉnh thị    

Điều trị chỉnh thị gồm các phương pháp sau:

  • Bịt mắt lành hoàn toàn: Đây chính là phương pháp cổ điển nhất nhưng đến nay vẫn có tác dụng tốt. Bịt mắt tốt từ 2 đến 4 tuần tạo điều kiện tập trung để mắt nhược thị tập luyện để hồi phục thị lực. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cần được theo dõi chặt chẽ thị lực mắt bị bịt vì dễ nhược thị đảo ngược có thể xảy ra và dễ gây khó chịu về thẩm mỹ cho trẻ.

  • Bịt mắt lành cục bộ: Bịt mắt lành cục bộ là những phương pháp để phạt mắt lành không được nhìn xa, hoặc không được nhìn gần hoặc luôn nhìn không rõ.

  • Phương pháp phục thị: Từ những thập kỷ 50 của thế kỷ 20 nhiều tác giả đã đề xuất những phương pháp kích thích hoàng điểm, tập luyện để phục hồi mối quan hệ mắt tay, kích thích tế bào vỏ não... Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi nhiều máy móc đắt tiền, quy trình điều trị phức tạp và cần theo dõi chặt chẽ.

Phẫu thuật

Ngoại trừ hình thái lác điều tiết thuần tuý (đeo kính hết lác) còn lại các thể loại lác khác đều phải thông qua phẫu thuật. Nhiều người đã cho rằng đây là bước cuối cùng trong phức hợp điều trị bệnh lác và bỏ đi bước điều trị quan trọng cuối cùng trong phức hợp điều trị lác là điều trị phục hồi, duy trì thị giác 2 mắt.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lác mắt

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Phương pháp phòng ngừa lác mắt hiệu quả

Chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nguồn tham khảo
  1. Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/20215 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt.

  2. https://www.msdmanuals.com/

  3. https://www.mfine.co/guides/reason-for-squint-eyes-in-indian-children/

Các bệnh liên quan

  1. Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

  2. Bọng mắt

  3. Thoái hóa điểm vàng

  4. Giãn đồng tử

  5. Xuất huyết võng mạc

  6. Mộng thịt

  7. Viêm màng bồ đào

  8. Viêm mô tế bào quanh hốc mắt

  9. Viêm võng mạc sắc tố

  10. Quáng gà