Trong thời kỳ trẻ còn đang bú mẹ đồng nghĩa với việc “mẹ ăn gì con ăn nấy” đồ ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Để giúp con tiêu hóa tốt có một sức khỏe và sự phát triển toàn diện mẹ cần hiểu rõ những biểu hiện đầy hơi và cách xử trí để giúp con tránh gặp phải tình trạng này.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có triệu chứng gì?
Tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp khiến các bà mẹ lo lắng. Có thể do trẻ nuốt nhiều khí khi khóc hoặc khi bú. Hoạt động tiêu hóa của trẻ sẽ tạo ra hơi trong bụng. Nếu bé không thể đưa lượng hơi này ra ngoài bụng bé sẽ cảm thấy khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì, kiêng ăn gì cho con mau khỏi?
Khi thấy trẻ nằm vặn vẹo người nằm không yên đạp chân liên tục nhiều khả năng là do bé đầy hơi. Nếu sờ bụng trẻ thấy có vẻ căng cứng thì đó có thể là dấu hiệu bị đầy bụng. Khi con bị đầy hơi bạn sẽ tìm cách để giúp bé giải tỏa tình trạng này.
Vì trẻ dưới một tuổi còn đang ở giai đoạn hệ tiêu hóa đang làm quen từ khả năng dung nạp đến hấp thu bài tiết. Khi trẻ làm quen với sữa và đồ ăn dặm tăng lên cả lượng và các loại thức ăn. Khi trẻ ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa cũng làm cho trẻ bị chướng bụng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi chướng bụng. Khi bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do không tiêu hóa được những loại protein trong sữa.
Hay có thể do dư thừa đường lactose từ sữa mẹ mà cơ thể bé không đủ tiêu hóa hết lượng đường bé dung nạp vào.
Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng thì nhiều khả năng bé cũng bị đầy hơi chướng bụng.
Những thực phẩm như bắp cải, súp lơ, các loại đậu yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam… có nguy cơ làm cho trẻ bị đầy hơi.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì?
Đây là thắc mắc của nhiều phụ huynh, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng, mẹ nên ăn trái cây vì trong trái cây có nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các loại trái cây được bác sĩ khuyên nên ăn như chuối tiêu. Trong chuối có một lượng lớn xenlulozo và sắt.
Khi trẻ bị đầy hơi, mẹ nên ăn chuối tiêu vì trong chuối có xenlulozo và sắt.
- Trái đu đủ có nhiều loại vitamin và chứa nhiều nước. Khi hầm đu đủ xanh giúp kích thích tiết sữa mẹ.
- Trái lê có hàm lượng kẽm rất lớn, đây là chất giúp kích thích vị giác của trẻ. Ngoài ra, lê có nhiều khoáng chất như sắt, đồng và kali.
- Một số loại củ và rễ thực vật có khả năng làm giảm tình trạng đầy hơi. Khi mẹ ăn những thực phẩm này, bé sẽ giảm tình trạng chướng bụng. Khoai lang là loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin nhóm C, D, E có lợi cho mẹ sau sinh đồng thời kích thích tăng tiết sữa. Khoai lang còn tốt cho đường ruột, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng.
- Một vài tép tỏi trong khẩu phần ăn của mẹ cũng có thể làm giảm triệu chứng đầy hơi ở trẻ.
- Trái bí đỏ có chứa nhiều chất xơ và vitamin A giúp quá trình tiêu hóa hoạt động thuận lợi. Trong bắp ngô cũng chứa nhiều vitamin B và chất xơ cùng nhiều chất khoáng khác sẽ cải thiện chất lượng sữa.
- Nếu như trẻ bị đầy bụng mẹ nên ăn trái bí ngòi. Đây là loại thực phẩm giúp tăng hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi.
- Vậy còn đạm động vật thì mẹ có nên ăn không? Các chuyên gia cho rằng mẹ nên ăn đạm động vật bởi vì đạm động vật dễ chuyển hóa hơn nên giảm tình trạng đầy hơi. Các loại thịt lợn, gà, bò, trứng, cá hồi… là những thực phẩm mẹ nên ăn.
- Khi trẻ đầy bụng mẹ nên uống một chút trà cũng có thể giảm tình trạng khó chịu cho trẻ. Công dụng của trà thảo quả, bồ công anh và trà hoa cúc có thể giảm triệu chứng khó tiêu.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi?
- Khi trẻ bị đầy hơi, việc massage bụng cũng là một cách giúp giảm tình trạng đầy hơi. Chỉ cần massage nhẹ nhàng quanh vùng rốn trẻ theo chiều kim đồng hồ. Cách làm này khiến khí đẩy ra ngoài giảm tình trạng đầy hơi.
Khi trẻ bị đầy hơi, mẹ nên massage vùng bụng cho con.
- Cách cử động chân cho con cũng làm đẩy lùi tình trạng đầy hơi. Có thể giữ một cân của trẻ, gập chân còn lại từ từ về bụng cứ đổi qua đổi lại.
- Có thể dùng túi chườm nóng hoặc khăn nóng đặt lên vùng rốn trẻ sau khoảng 10 - 15 phút sẽ cải thiện tình trạng đầy hơi.
- Cách khác là vuốt lưng và xoa đều vùng lưng từ dưới lên trên sẽ loại bỏ bớt khí trong bụng trẻ.
- Một phương pháp giảm tình trạng đầy hơi hiệu quả là áp dụng cách vỗ ợ hơi. Sau khi trẻ bú xong nên bế bé trên vai sau đó vỗ nhẹ để bé ợ hơi. Sau mỗi lần cho trẻ bú đều nên làm động tác này bé sẽ không bị đầy hơi. Có nhiều cách để làm ợ hơi cho trẻ. Bế bé tựa đầu vào vài sau đó vỗ nhẹ trên lưng trẻ hoặc đặt bé trên đùi một tay đỡ cằm một tay vỗ cho bé ợ hơi. Có thể đặt bé nằm sấp trên đùi xoa lưng hoặc vỗ nhẹ cho bé ợ hơi. Có thể thực hiện động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Cho trẻ ngậm núm vú đúng cách hạn chế mút phải khí thừa. Cho bé dùng bình có núm vú chảy chậm để trẻ không bị nghẹn. Nên đặt trẻ nằm ở tư thế nghiêng sẽ giảm triệu chứng đầy hơi.
- Ngoài ra có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ để giúp con tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu tình trạng đầy hơi trướng bụng không cải thiện làm cho bé khó chịu hơn thì nên đưa trẻ đi khám.
Bài viết trên đã chỉ ra những cách mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Đồng thời giúp mẹ một số cách để đẩy hơi ra ngoài giảm triệu chứng đầy hơi cho trẻ. Giúp mẹ giảm được nhiều mối lo khi mới nuôi con.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp