Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dường như trẻ sơ sinh nào cũng đều gặp phải tình trạng nôn trớ. Nếu như chỉ nôn trớ và không kèm theo triệu chứng khác, đây được xem như là phản ứng sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ nhiều lần, cùng với đó là các biểu hiện bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị hoạt động kém hiệu quả nên bé con rất dễ bị ọc sữa, nôn trớ khi bú quá nhiều hoặc do mẹ cho bú không đúng tư thế. Nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra bởi nguyên nhân là các bệnh lý nghiêm trọng dưới đây, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra tình trạng nôn trớ liên tục. Trẻ mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ thường xuyên bị trớ, ọc sữa khi bú mẹ, có dấu hiệu muốn ói nhưng không ói được. Mẹ có thể nhận biết bé con có bị bệnh này hay không qua các dấu hiệu sau:
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ con nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng viêm tai giữa, viêm xoang, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, mòn răng và ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi sau này của trẻ.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ có triệu chứng nôn trớ
Dấu hiệu khởi phát điển hình của bệnh viêm dạ dày chính là nôn nhiều. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác ở trẻ như ợ hơi, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, xanh xao,... Rất nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn tình trạng này với hiện tượng ngộ độc thức ăn. Để phân biệt, trẻ ngộ độc thức ăn thường nôn nhiều sau khi ăn thực phẩm kém chất lượng nhưng không sốt hay tiêu chảy.
Vì viêm dạ dày khiến trẻ bị nôn trớ nhiều, hệ tiêu hóa suy yếu khiến trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ bị còi cọc, chậm tăng cân. Khi tiến triển nặng hơn, viêm dạ dày có thể gây xuất huyết và khiến bé nôn ra máu, nếu như không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Dấu hiệu khởi phát điển hình của bệnh viêm dạ dày là nôn nhiều
Trẻ đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thắt, ngừng bú, da tím tái, ưỡn người và ói sữa thì rất có thể trẻ đã mắc chứng lồng ruột. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất. Lồng ruột sẽ làm tắc nghẽn ống tiêu hóa cũng như các mạch máu ở đây nên phụ huynh cần đưa con đi bệnh viện sớm nhất có thể để tránh nguy cơ bị hoại tử khối lồng và khiến bệnh nhân tử vong.
Một số dấu hiệu để cha mẹ nhận biết kịp thời tình trạng này là trẻ thường gập chân về phía bụng, da toàn thành lạnh, nhợt nhạt, thở gấp nông, đi ngoài phân lỏng có nhầy máu, trẻ lờ đờ, sốt cao,...
Tắc ruột là hiện tượng tắc nghẽn các chất có trong lòng ruột và gây cản trở cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tắc ruột sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ, có thể nôn ra mật xanh vàng, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, vã mồ hôi liên tục, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt,...
Tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng tắc ruột đặc biệt nguy hiểm, nếu không được cấp cứu điều trị sớm, các chất ứ đọng trong ruột lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và có thể gây hoại tử ruột.
Tắc ruột hiếm gặp ở trẻ em nhưng rất nguy hiểm
Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng bố mẹ vẫn nên cảnh giác, đặc biệt là với các từ 3-5 tuần tuổi. Nếu phát hiện trẻ sơ sinh nôn nhiều bất thường, lặp lại chu kỳ bú- nôn trớ- đói thì nguy cơ cao bé con bị hẹp phì đại môn vị. Hẹp phì đại môn vị là bệnh lý bẩm sinh khiến phần nối liền giữa dạ dày và ruột non bị dày lên và hẹp lại, làm quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở, dẫn đến hiện tượng trẻ nôn nhiều. Bệnh còn có thể đi kèm với các biểu hiện khác như mắt trũng, cơ thể mất nước, trẻ tăng cân chậm, còi cọc, sụt cân,...
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở những trẻ bị sinh thiếu tháng, mắc các dị tật đường tiết niệu, Catheter niệu đạo,... Bệnh khiến trẻ nhỏ nôn trớ nhiều, ăn kém, tiêu chảy, chậm lớn, da vàng nhẹ, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt. Để nhận biết tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như trẻ thường cảm thấy đau rát, khó chịu khi tiểu tiện, nước tiểu có mùi khó chịu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở những trẻ bị sinh thiếu tháng
Phần lớn trường hợp nôn trớ chỉ là phản ứng sinh lý bình thường và không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ đồng thời xuất hiện các triệu chứng khác như ho sốt, quấy khóc, đau bụng, tiêu chảy, co giật,... thì đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Bố mẹ cần đưa ngay bé con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp