Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ọc sữa lên mũi là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do dạ dày nằm ngang và hệ tiêu hóa hoạt động vẫn còn yếu. Khi trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi, đường thở của bé có thể bị tắc nghẽn và dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần phải hết sức lưu tâm đến hiện tượng này.
Dường như bất kỳ em bé nào còn đang bú sữa mẹ thì đều gặp phải tình trạng ọc, trớ sữa. Tuy nhiên, không nên vì thế mà các bậc phụ huynh lơ là, thiếu cảnh giác. Nắm được cách xử trí khi bé con bị ọc sữa lên mũi sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh được các tình huống xấu xảy ra.
Ọc sữa lên mũi là hiện tượng bình thường với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi do các van đóng mở ở cổ họng bé còn yếu, hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên sữa sẽ rất dễ trào lên mũi khi bé vừa bú vừa thở. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân dưới đây:
Nếu không phát hiện và xử lý đúng cách khi trẻ bị ọc sữa lên mũi, sữa sẽ đi vào đường hô hấp, làm ngạt thở. Tình trạng này có thể để lại một số si chứng như viêm phổi, ngừng tim, tổn thương não hay thậm chí là tử vong.
Trẻ ngủ quên khi bú sẽ rất dễ bị ọc sữa lên mũi
Để tránh các tình huống xấu diễn ra với bé con, mẹ cần thực hiện các bước sau khi phát hiện bé bị ọc sữa. Lưu ý, nếu sau một bước nào đó mà trẻ đã trở lại bình thường, hết ọc sữa, hơi thở ổn định thì mẹ không cần thực hiện các bước phía sau.
Khi nhận thấy bé bị ọc sữa lên mũi, mẹ cần tiến hành các thao tác sơ cấp cứu cho bé ngay lập tức. Mẹ bế bé ngồi thẳng dậy để bé ho và tống phần sữa đọng bên trong mũi ra ngoài. Nếu trẻ ho được thì đường thở chỉ bị tắc một chút và tình huống không quá đáng ngại. Mẹ dùng khăn sạch và nước ấm lau sạch sữa ở mũi, miệng và các vị trí khác nếu có dính sữa.
Nếu trẻ vẫn có trạng thái khó thở, da chuyển tím tái thì cha mẹ nên nhanh chóng dùng miệng, máy hút dịch mũi hoặc các dụng cụ đặc dụng khác để hút sữa từ mũi và miệng của bé ra ngoài nhằm khai thông đường thở. Sau đó, mẹ có thể nhéo bé một cái để kích thích bé thở ra. Đây là bước đầu tiên trong lúc đợi xe cấp cứu.
Hút sữa và chất nhầy từ mũi và miệng bé để khai thông đường thở
Nếu đã tiến hành hút sữa ra khỏi mũi mà các triệu chứng khó thở, da tím tái vẫn chưa thuyên giảm thì bạn hãy dốc ngược bé và đặt nằm úp trên cánh tay của bạn. Tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng từng đợt, mỗi đợt 5 cái. Xoay người bé trở lại và kiểm tra xem trẻ đã ọc hết sữa và hít thở bình thường trở lại hay chưa.
Dốc ngược bé và vỗ nhẹ từng đợt vào lưng
Sau khi thực hiện 3 bước ở trên mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu khai thông đường thở, bạn cần áp dụng phương pháp sơ cứu khác. Đặt bé nằm ngửa, một tay giữ đầu trẻ và một tay ấn nhẹ vào ngực để giúp bé hít thở dễ dàng hơn.
Nếu đã thử tất cả 4 bước trên mà trẻ vẫn chưa thở được thì cha mẹ cần gọi ngay cấp cứu. Trong quá trình chờ đợi, phụ huynh hãy thực hiện lặp lại từ bước 2, 3, 4.
Sặc sữa lên mũi là tình huống quen thuộc với các bé còn bú sữa. Nhưng nếu mẹ biết cách cho bú, trẻ sẽ không gặp phải hiện tượng khó chịu này.
Để nghiêng bình bú cho sữa ngập cổ bình khi trẻ bú
Trẻ sơ sinh rất hay bị ọc sữa lên mũi sau khi bú mẹ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên nếu không xử trí kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có những kiến thức cơ bản để kịp thời đối phó khi bé con bị ọc sữa và tránh được những tình huống nguy hiểm.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.