Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu như ở các gia đình ngày nay đều có tủ thuốc nhỏ chứa các loại thuốc thường dùng. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, người dùng tự uống thuốc theo thói quen. Trong trường hợp khi sốt, một số người sẽ tự uống thuốc hạ sốt. Những lúc như vậy liệu bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
Thuốc hạ sốt được sử dụng với mong muốn có thể giảm nhiệt độ cơ thể trở về nhiệt độ chuẩn ban đầu. Tuy nhiên, khá nhiều người chủ quan trong việc sử dụng thuốc khi cơ thể chưa thực sự cần hạ sốt. Vậy sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt và cần lưu ý điều gì để tránh những rủi ro không mong muốn? Cùng Nhà thuốc Long Châu xem chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây hại có thể gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus hay vắc xin.
Sốt có vai trò thiết yếu trong việc chống lại nhiễm trùng, nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như co giật, mê sảng.
Sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh truyền nhiễm, các loại viêm, các bệnh tự miễn, ung thư, rối loạn chuyển hóa hoặc phản ứng với vắc xin.
Hầu hết các trường hợp sốt ở trẻ em đều do nguyên nhân nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng gây sốt ở trẻ thường gặp là viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, sốt xuất huyết, sởi, cúm, bệnh tay - chân - miệng, thủy đậu.
Mặc dù không gây bệnh nhưng vắc xin cũng là một nguyên nhân gây sốt cho trẻ. Thời gian sốt tồn tại ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại vắc xin.
Sau đây là các biện pháp đo nhiệt độ cơ thể để biết chính xác sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt để đạt hiệu quả và hợp lý khi dùng thuốc.
Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ nhưng phương pháp chính xác nhất là đo ở trực tràng. Nhiệt độ ở trực tràng từ 38 độ C trở lên là dấu hiệu của sốt. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ trên 4 tuổi. Nhiệt độ ở miệng từ 37,8 độ C trở lên là dấu hiệu của sốt.
Đo nhiệt độ ở nách là phương pháp có độ chính xác thấp nhất nhưng lại rất thuận tiện và đơn giản, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nhiệt độ ở nách từ 37,2 độ C trở lên là dấu hiệu của sốt. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể đo nhiệt độ ở tai. Nhiệt độ ở tai từ 38 độ C trở lên là dấu hiệu của sốt.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, dù là trẻ em hay người lớn, sốt từ 38,5 độ C trở lên cần phải được sử dụng thuốc hạ sốt. Sốt ở mức nhiệt độ này có thể dẫn đến tình trạng co giật mạnh.
Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ C chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt, mà chỉ cần dùng các biện pháp vật lý như lau khăn ấm, nới lỏng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải.
Loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracetamol (hay gọi là Acetaminophen) và Ibuprofen. Tuy nhiên Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì an toàn, có thể dùng cho nhiều đối tượng, ít tác dụng phụ và dễ sử dụng.
Sau khi trả lời được câu hỏi trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, cần biết được thêm loại thuốc nào sử dụng an toàn đối với sức khỏe của trẻ em. Loại thuốc hạ sốt cho trẻ em phổ biến nhất là Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ, được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bệnh. Liều Paracetamol thường dùng để điều trị sốt an toàn và hiệu quả ở trẻ em là 10 - 15mg/kg và dùng sau khoảng 4 - 6 giờ.
Một loại thuốc hạ sốt khác là Ibuprofen, có tác dụng hạ sốt mạnh và duy trì được thời gian hạ sốt dài hơn so với Paracetamol. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen cho trẻ em phải có sự chỉ định và hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa vì thuốc có nhiều tác dụng phụ. Liều dùng từ 7 - 10mg/kg cho trẻ mỗi 6 - 8 giờ thông qua đường uống.
Loại thuốc hạ sốt không nên dùng cho trẻ em là Aspirin, vì có nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Các biện pháp hạ sốt vật lý là những cách làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng các phương tiện không dùng thuốc như lau người, chườm ấm, nới lỏng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải.
Nếu tình trạng sốt tiếp diễn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện khi:
Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức khi bắt gặp những hiện tượng này để bé được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Trong thời gian đó cần giữ cho trẻ không bị mất nước và có tâm lý thoải mái trước khi có sự trợ giúp kịp thời của nhân viên y tế.
Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh câu hỏi trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt. Trong đó, sốt là một hiện tượng phổ biến ở trẻ em và không quá nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, sốt quá cao hoặc kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nhà Thuốc Long Châu hy vọng, các bậc phụ huynh sau khi tham khảo qua bài viết này sẽ có được kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc trẻ khi sốt một cách an toàn và hiệu quả, giúp trẻ có thể vượt qua các giai đoạn của sốt một cách nhanh chóng.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.