Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ thiếu máu uống thuốc gì tốt nhất?

Ngày 10/10/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi trẻ thiếu máu uống thuốc gì tốt nhất? Thiếu máu là tình trạng xảy ra thường xuyên ở trẻ em. Có thể chữa trị cho trẻ theo nhiều cách khác nhau. Tỷ lệ trẻ

Khi trẻ thiếu máu uống thuốc gì tốt nhất? Thiếu máu là tình trạng xảy ra thường xuyên ở trẻ em. Có thể chữa trị cho trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Tỷ lệ trẻ em bị thiếu máu ở Việt Nam rất cao, lên tới 55%. Vậy ở trường hợp này, trẻ thiếu máu uống thuốc gì? Để điều trị, ba mẹ có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những loại thuốc cho hiệu quả tốt, hiệu quả đang được áp dụng điều trị tình trạng thiếu máu ở trẻ. Dựa vào những thông tin này, phụ huynh có thể chọn được phương hướng chữa trị tốt nhất cho con mình.

1. Điều trị thiếu máu cho trẻ bằng thuốc đông Y

  • Bài thuốc bắc 

    Trẻ thiếu máu uống thuốc gì tốt nhất?
    Chữa bệnh thiếu máu cho con từ thuốc bắc

Thành phần cần chuẩn bị: Thục địa (16g), hoàng kỳ (16g), thục địa (6g), cam thảo (6g), quế tâm (6g), trần bì (6g), bạch truật (8g), ngũ vị tử (10g), đại táo (12g), bạch thược (12g), đương quy (10g), phục linh (12g), gừng (5g).

Công dụng: Bổ khí, bổ huyết, rất phù hợp để điều trị bệnh thiếu máu cả ở người lớn và trẻ nhỏ.

Cách tiến hành: Bỏ vào sắc chung và uống 1 thang 1 ngày.

Cách sử dụng: 1 tháng đem sắc thành 600ml, mỗi ngày chia thành 3 lần uống, mỗi lần sử dụng 200ml.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc đông y, phụ huynh nên đưa con tới khám trước để lựa chọn bài thuốc sử dụng phù hợp với từng thể bệnh của từng trẻ.

  • Bài thuốc nam 

Thành phần cần chuẩn bị: Rau má (20g), đẳng sâm (20g), cỏ nhọ nồi (20g), huyết dụ (20g), Mạch nha (20g), gừng (4g), hoài sơn (20g), hoàng tinh (20g).

Công dụng: Bổ huyết, chữa thiếu máu cho trẻ em. Nếu ở trẻ khí hư thì bổ khí huyết. Thuốc đông y chính là gợi ý phù hợp với băn khoăn trẻ thiếu máu uống thuốc gì của nhiều phụ huynh hiện nay.

Cách tiến hành: Bỏ chung các vị thuốc đem sắc nước uống hàng ngày, phụ huynh cũng có thể tán bột viên để dễ sử dụng.

Liều lượng sử dụng: Phụ huynh nên cho trẻ uống 1 ngày từ 12g đến 16g nếu là dạng viên uống.

2. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chuyên sâu

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cho trẻ nhỏ. Các sản phẩm này thành phần chính bao gồm Co-enzyme, dầu cá, Lecithin,… hỗ trợ chuyên sâu và cực kỳ hiệu quả cho quá trình điều trị. Công dụng của sản phẩm được phát huy nhanh chóng hơn so với các cách sử dụng bài thuốc đông y và cách điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ.

3. Tăng cường bổ sung sắt trong thực đơn hàng ngày

Trẻ thiếu máu uống thuốc gì tốt nhất?
Cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều sắt

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu rất hiệu quả. Ba mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm hỗ trợ tim mạch trong bữa ăn của con, trong đó đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho trẻ như:

  • Tăng ăn rau củ: Rau cải xoăn, cải bó xôi, đậu hà lan, cải xoong, xúp lơ,…
  • Ăn các loại hạt: ngũ cốc, yến mạch, lúa mạch
  • Tăng cường ăn hoa quả: Đu đủ, dâu tây, chuối, dưa hấu,…
  • Các loại thịt giàu sắt: Thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng, sò, trai, nghêu, hến,…

Lưu ý, các loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị thiếu máu ở trẻ em rất tốt. Tùy từng độ tuổi của trẻ, phụ huynh lựa chọn cách chế biến sao cho phù hợp, trẻ vừa dễ ăn lại vừa hợp khẩu vị. Đồng thời, khi điều trị thiếu máu ở trẻ em, phụ huynh nên cân nhắc kết hợp cả việc tăng cường chế độ dinh dưỡng tốt với sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị. Bởi nếu kết hợp như vậy, hiệu quả điều trị đến nhanh hơn và duy trì lâu dài.

Trên đây là một số phương hướng điều trị bệnh thiếu máu tốt nhất cho trẻ nhỏ. Sử dụng các gợi ý này, phụ huynh không còn lo lắng trẻ thiếu máu uống thuốc gì cho hiệu quả. Nếu có biểu hiện trẻ thiếu máu, ba mẹ nên sớm có biện pháp giúp trẻ điều trị để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Cao Thu

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm