Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống vitamin và tiêm phòng đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp lịch uống vitamin và tiêm phòng trong cùng thời điểm khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy đang cho trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Cần lưu ý những gì trong quá trình tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ?
Như chúng ta đã biết, vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho mọi hoạt động cũng như sự phát triển của cơ thể. Chúng đảm nhận nhiệm vụ tham gia cấu tạo tế nào, chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch, góp phần vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.
Ngoài nguồn vitamin trong chế độ ăn, có nhiều thời điểm trẻ cần bổ sung vitamin tổng hợp, trong đó phổ biến nhất là vitamin D, vitamin A, vitamin C, vitamin E,... Một số loại vitamin có thể bổ sung thời gian dài trong giai đoạn đầu đời của trẻ như vitamin D, vitamin C hoặc chỉ bổ sung theo đợt như vitamin A. Chính vì thế, tình trạng đến lịch tiêm vắc xin trong khi đang uống vitamin là không thể tránh khỏi. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ phân tích cơ chế, mối liên hệ giữa vitamin và vắc xin giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này.
Để giải đáp được vấn đề trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không, chúng ta cần tìm hiểu tác dụng của vitamin và vắc xin khi đi vào cơ thể. Đồng thời làm rõ được sự liên hệ giữa vitamin và vắc xin.
Cơ thể chúng ta cần khoảng 13 loại vitamin thiết yếu gồm vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin nhóm B,... Mỗi loại vitamin sẽ có vai trò khác nhau như:
Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần bổ sung đủ vitamin A, vitamin D, vitamin K, ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin B, vitamin C theo chỉ định của bác sĩ nhằm hỗ trợ trong các đợt điều trị. Thông thường, vitamin K sẽ được tiêm hoặc uống khi trẻ mới chào đời. Với vitamin D, trẻ cần bổ sung hàng ngày với liều lượng thích hợp đến ít nhất 2 tuổi. Riêng với vitamin A, mỗi năm Bộ Y tế đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A vào tháng 6 và tháng 12 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi. Vì thế, ba mẹ hãy ghi nhớ lịch uống vitamin A để cho trẻ đi uống đầy đủ.
Vắc xin là chế phẩm sinh học đặc biệt nguồn gốc từ virus, vi khuẩn đã được giảm độc lực, bị bất hoạt hoặc bị giết chết khiến chúng không còn khả năng gây bệnh khi vào cơ thể. Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể sẽ nhận diện kháng nguyên có trong vắc xin, từ đó hình thành kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại kháng nguyên này. Bên cạnh đó, cơ thể sẽ ghi nhớ chúng giúp hệ miễn dịch chủ động tự vệ và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong tương lai nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Hầu hết vitamin đều được đưa vào cơ thể thông qua đường uống. Ngược lại, các loại vắc xin sẽ được tiêm vào cơ thể là chủ yếu. Hơn nữa, cơ chế tác dụng của vitamin và vắc xin là hoàn toàn khác nhau.
Vậy đang cho trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không? Theo các chuyên gia, ba mẹ hoàn toàn yên tâm cho trẻ đi tiêm vắc xin sau khi uống vitamin. Bởi việc uống vitamin không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin. Do đó, có thể kết hợp cho trẻ tiêm ngừa vắc xin cùng vitamin liều cao trong một ngày hoặc cách thời gian ngắn. Vitamin và vắc xin khi vào cơ thể cùng thời điểm sẽ không ảnh hưởng đến nhau nên tác dụng của chúng sẽ không hề thay đổi.
Vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, vắc xin có nhiệm vụ giúp trẻ tạo ra kháng thể đặc hiệu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Riêng với các loại vắc xin dùng đường uống như vắc xin phòng Rotavirus, vắc xin tả, trẻ cần được khai báo tình trạng uống vitamin để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Việc uống vitamin và tiêm vắc xin đều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mặc dù không có sự tương tác giữa uống vitamin và tiêm phòng vắc xin, ngoài việc trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không, ba mẹ cần lưu ý tuân thủ các lưu ý một số điều sau:
Bổ sung vitamin và tiêm phòng vắc xin là 2 việc rất quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ. Do đó, cho trẻ uống vitamin có tiêm phòng được không là câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cơ chế tác dụng của vitamin và vitamin cũng như lưu ý cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất của trẻ.
Với cam kết mang lại dịch vụ y tế tốt nhất, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đa dạng các loại vắc xin chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phòng ngừa bệnh cho mọi đối tượng. Quy trình tiêm chủng tại đây được thực hiện chuyên nghiệp từ khâu khám sàng lọc, tư vấn đến theo dõi sau tiêm, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối và tạo sự tin cậy tối đa cho khách hàng. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại trang web chính thức.
Bác sĩĐỗ Tuấn Tài
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.