Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi sinh nở, cơ thể phụ nữ phải đối mặt với những thay đổi không mấy tích cực. Trong đó, bị khô mắt sau sinh là một trong những tình trạng phổ biến và cần lưu ý.
Sau khi sinh, không riêng gì cơ thể, mắt của phụ nữ cũng có chiều hướng suy yếu dần với các triệu chứng như khô mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt… Những vấn đề này tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các bà mẹ. Vì thế, việc hiểu biết về triệu chứng khô mắt sau khi sinh và cách giảm khô mắt sẽ giúp phụ nữ thoải mái hơn khi đối diện với các yếu tố thay đổi của cơ thể sau khi sinh nở.
Trong quá trình mang thai cũng như giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có rất nhiều biến đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Phụ nữ không chỉ đối mặt với các nguy cơ thừa cân, rạn nức da, rụng tóc mà còn có thể chịu những tổn thương về hệ thần kinh. Các tổn thương này là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng trầm cảm sau khi sinh và các vấn đề về giác quan. Bạn có thể cảm thấy tai mình nghe kém hơn, mắt hay bị khô và nhức mỏi, cách cảm nhận vị giác cũng khác đi rất nhiều. Nói riêng về đôi mắt, có rất nhiều trường hợp bị suy giảm thị lực, nhức mỏi mắt thậm chí là bị cận thị sau khi sinh nở.
Hệ thống các dây thần kinh xung quanh mắt, màng mắt, võng mạc đều có sự biến đổi. Hiện tượng khô và mỏi mắt kéo dài sau khi sinh khoảng một vài tuần. Bạn hãy yên tâm rằng, những triệu chứng này hầu hết sẽ qua đi, nhưng có một vài trường hợp nghiêm trọng hơn do phù nề võng mạc khiến chức năng thị lực suy giảm.
Trong trường hợp bạn không kiêng cữ cẩn thận sau sinh, dẫn tới các vấn đề về mắt. Chống khô mắt sau sinh tốt nhất là nên tập trung chủ yếu vào lúc mang thai và hậu sản bằng một số biện pháp sau:
Ngoài ra, không ngoại trừ khả năng bạn đang bị mắc các bệnh lý về mắt khác như viêm màng bổ đào trước cấp (thường kèm triệu chứng đau nhức mắt), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (do các bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim, các bệnh nhiễm trùng), viêm thần kinh thị (thường do bị viêm xoang, nhiễm trùng.). Đặc điểm chung của các loại bệnh này là gây giảm thị lực nhanh. Do đó, nếu bạn thấy thị lực của mình suy giảm một cách nhanh chóng, bạn nên đến các cơ sở có chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.