Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Triệu chứng chấn thương sọ não kín và những điều bạn cần biết

Ngày 27/08/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khác với chấn thương sọ não mở thì chấn thương sọ não kín khó nhận biết hơn. Vậy đâu là triệu chứng chấn thương sọ não kín mà bạn nên biết?

Chấn thương sọ não kín có thể gây ra những tổn thương, những biến chứng mà trong chẩn đoán và xử trí nhiều khi khó khăn, nếu điều trị không kịp thời dễ dần đến tử vong. Những tổn thương trên có thể đơn thuần nhưng trong nhiều trường hợp triệu chứng chấn thương sọ não kín có thể trở nên rất nặng. Bạn cũng nên nhớ rằng những tổn thương ở não thường rất nguy hiểm. Vì thế việc nhận biết triệu chứng chấn thương sọ não kín là điều ai cũng cần biết và lưu ý.

Triệu chứng chấn thương sọ não kín và những điều bạn cần biết 1Triệu chứng chấn thương sọ não kín gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh

Chấn thương sọ não kín là gì?

Chấn thương sọ não kín là khi bị chấn thương sọ não nhưng không làm rách màng não cứng. Chấn thương sọ não kín thường do các tai nạn gây ra, như: tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động xây dựng, kể cả tai nạn thể thao.

Các triệu chứng chấn thương sọ não kín

Chấn động não

Đây là dạng nhẹ nhất của triệu chứng chấn thương sọ não . Bệnh nhân chỉ bị chấn động não với những dấu hiệu như: rối loạn ý thức, rối loạn tri giác, sau đó mê ngay khoảng 15 phút cho đến vài giờ rồi bệnh nhân sẽ tỉnh dần, có thể kèm theo nôn mửa, đặc biệt hay gặp nhất đối với trẻ em.

Nứt sọ

Đây thường là dạng triệu chứng chấn thương sọ não kín nguyên phát. Nứt sọ có thể từ dạng đơn giản đến phức tạp, vỡ lúc sọ thay đổi kích thước của hộp sọ là có chỉ định mổ lấy bỏ hoặc là nâng xương lún.

Dập não

Chấn thương làm vùng bề mặt não bị dập. Triệu chứng chấn thương sọ não kín này được chia làm 2 loại là nặng và nhẹ.

Dập não nhẹ: Có thể gây bầm tím ở mặt ngoài của vỏ não, hoặc dập một phần của vỏ não, bệnh nhân thường vẫn tỉnh táo, nhưng thường có di chứng nơi não đã bị dập (động kinh, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tâm thần).

Dập não nặng: là tổn thương khiến dập nát nhiều tổ chức não, sau chấn thương bệnh nhân thường hôn mê và hôn mê ngày càng sâu, ít trường hợp có thể qua khỏi.

Phù não

Là một triệu chứng chấn thương sọ não kín phức tạp nhất và điều trị cũng khó khăn. Hiện tượng phù não thường xảy ra vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau chấn thương. Phù não là tình trạng tụ nước trong mô não, gây tăng thể tích của não và hậu quả là làm tăng áp lực của nội sọ.

Triệu chứng chấn thương sọ não kín và những điều bạn cần biết 2Triệu chứng tổn thương sọ não kín cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị

Máu tụ

Đây là triệu chứng chấn thương sọ não kín khó chuẩn đoán và gây tử vong cao nhất trong chấn thương sọ não kín. Có 3 dạng tụ máu bao gồm:

  • Máu tụ dưới màng cứng
  • Máu tụ ngoài màng cứng
  • Máu tụ trong não

Cách điều trị chấn thương sọ não kín

Trường hợp không mổ

Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa, thường là các triệu chứng chấn động não và giập não được điều trị bảo tồn theo các nguyên tắc sau: chống rối loạn hô hấp, chống phù não, thuốc có tác dụng đông miên, giải quyết thân nhiệt cao và rối loạn chuyển hoá, thuốc chống rối loạn tâm thần sau chấn thương.

Chống rối loạn hô hấp: Ở giai đoạn cấp tính bệnh nhân sẽ bị hôn mê. Tình  trạng thiếu oxy não dẫn tới dãn mạch não và gây phù não. Nếu có tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp trên phải làm biện pháp thông đường hô hấp như hút đờm, cần thiết phải mở khí quản, thở oxy. Khi có rối loạn hô hấp hỗn hợp thì có chỉ định phải thở máy.

Trường hợp phải phẫu thuật

Phẫu thuật là đóng quan trọng nhất để điều trị chấn thương sọ. Trong phẫu thuật, người ta áp dụng hai phương pháp khoan sọ, sau đó gặm rộng và mở sọ bản lề. Sau khi loại bỏ máu tụ, bản lề xương sọ được đặt lại vị trí cũ. Sau này bệnh nhân sẽ không phải chịu cuộc mổ lần hai tức là mổ tái tạo hộp sọ.

Triệu chứng chấn thương sọ não kín và những điều bạn cần biết 3Phẫu thuật là cách để điều trị chấn thương sọ não kín
  • Máu tụ ngoài màng cứng

Từ chỗ mở xương sọ tiến hành lấy bỏ máu tụ. Dùng thìa nạo gạt nhẹ bỏ lớp máu tụ, đồng thời dùng bóng nước bằng cao su bơm mạnh. Đôi khi máu sẽ dính chặt vào màng cứng, phải dùng thìa, bông cầu hớt mạnh lấy bỏ toàn máu tụ. Sau khi lớp máu tụ được lấy bỏ, kiểm tra và cầm máu chỗ mạch máu bị tổn thương.

  • Máu tụ vùng dưới màng cứng

Mở màng cứng theo hình chữ thập. Chủ yếu dùng bóng nước cao su, bơm mạnh ở các phía để máu tụ chạy theo. Rất thận trọng khi dùng công cụ như thìa, bay mềm để lấy máu tụ vì dễ gây tổn thương não và mạch máu.

  • Máu tụ trong não

Mở màng não cứng theo hình chữ  thập. Thông qua vùng não giập hoặc sự thay đổi ở bề mặt của não để xác định ổ máu tụ trong não. Dùng Canun thăm dò ở hướng nghi ngờ ổ máu tụ, độ sâu khoảng  4 - 5cm. Nhận thấy khối máu tụ không lớn lắm. Đốt điện, vén não hai bên để dễ tới ổ máu tụ, lấy bỏ bằng bơm rửa và hút. Màng cứng sẽ được khâu kín sau khi máu tụ được lấy bỏ hoàn toàn.

  • Máu tụ trong não thất

Tiến hành khoan hộp sọ ở vị trí tiến hành chọc não thất. Tiến hành chọc vào hai sừng trước của não thất. Hút bằng bơm tiêm máu cục lẫn máu chưa đông, sau đó tiến hành bơm rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý.

Các triệu chứng chấn thương sọ não kín dù nặng dù nhẹ vẫn rất nguy hiểm khi sảy ra. Để bảo toàn an toàn, khi gặp phải những tai nạn mà vùng đầu bị va đập, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm