Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày buồn nôn là hiện tượng dịch tiêu hóa dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên cảm giác nóng rát và khó chịu. Khá nhiều người đang chịu đựng chứng bệnh này. Những lời khuyên dưới đây giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Trào ngược dạ dày gây buồn nôn.
Ợ hơi, ợ chua là một trong những biểu hiện khi mắc bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát từ vùng trên dạ dày, phía sau xương ức lên họng, có khi lên tận mang tai. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy chua miệng mỗi sáng thức dậy, sau khi ăn no, uống nước hoặc những lúc cúi gập người về phía trước.
Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày là ợ chua, ợ hơi.
Đau tức ngực cũng là một biểu hiện cho thấy bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Bạn sẽ cảm thấy bị đè nén, ép và thắt ở ngực, xuyên qua lưng. Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng đau ngực này với bệnh tim mạch. Thực tế là bạn đang bị đau thực quản do axit trào ngược từ dạ dày kích thích những dây thần kinh ở niêm mạc thực quản.
Trào ngược dạ dày buồn nôn là biểu hiện khi bệnh trở nên nặng hơn. Khi đó, ngoài hơi và dịch tiêu hóa từ dạ dày, những thức ăn đang được tiêu hóa dang dở cũng có thể bị trào ngược trở lên thực quản. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác mắc nghẹn do thức ăn và dễ bị nôn. Nếu ngay sau khi ăn xong, bạn cảm thấy buồn nôn thì rất có khả năng bạn đã bị trào ngược dạ dày buồn nôn.
Trào ngược dạ dày buồn nôn.
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh trào ngược dạ dày còn có những biểu hiện như: khó thở, thở khò khè, nấc cục, đau họng, khàn tiếng.
Cách điều trị trào ngược dạ dày là làm lành các vết viêm loét trong dạ dày. Ngoài ra, còn cần phải kết hợp các biệt pháp như: giảm tiết dịch dạ dày, ngăn chặn stress hay tăng tốc độ tiêu hóa để làm dạ dày rỗng. Theo những nghiên cứu khoa học, trọng lực giúp thức ăn nằm trong dạ dày khi đứng thẳng. Và hiện tượng thức ăn trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn khi trọng lực giảm. Do đó, sau khi ăn no, không nên nằm nghỉ để tránh bệnh trào ngược dạ dày tệ hơn.
Trên thực tế, việc điều trị trào ngược dạ dày rất khó khăn do phải cùng lúc giải quyết nhiều nguyên nhân tương tác lẫn nhau gây nên bệnh. Do đó, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày buồn nôn ngoài việc điều trị bằng thuốc còn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và hạn chế stress.
Trào ngược dạ dày buồn nôn là một loại bệnh rối loạn tiêu hóa. Chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với triệu chứng bệnh. Do đó, những người bị trào ngược dạ dày cần phải có những sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần phải hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo, nhiều cholesterol và axit béo, nhiều muối, nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ và phô mai).
Ngoài những loại thức ăn như trên, người bệnh cũng nên tránh những loại thực phẩm khác như: thảo dược, sô cô la, đồ uống có ga, gia vị chứa tinh dầu, đồ uống có vị chua như cam chanh, cà phê và các loại đồ ăn đồ uống khác có tính axit.
Nhưng có những loại thức ăn có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày như hạt hạnh nhân, cà hồi, cá ngừ, hạt điều, ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu, trứng. Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Tóm lại, người mắc bệnh trào ngược dạ dày buồn nôn cần có những thay đổi trong chế độ ăn, sống lành mạnh kết hợp với sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm bệnh.
Uyên
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.