Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Triệu chứng và cách hạ sốt nóng lạnh ở trẻ em

Ngày 22/11/2017
Kích thước chữ

Sốt hay còn được gọi là nóng lạnh, xảy ra khi đo thân nhiệt thấy cao hơn 37,5 độ C. Bài viết tổng hợp nguyên nhân và cách hạ sốt nóng lạnh cho trẻ. 1.

Sốt hay còn được gọi là nóng lạnh, xảy ra khi đo thân nhiệt thấy cao hơn 37,5 độ C. Bài viết tổng hợp nguyên nhân và cách hạ sốt nóng lạnh cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ em

Các nguyên nhân gây ra sốt nóng lạnh ở trẻ em rất đa dạng, tuy nhiên, tựu trung lại, sốt nóng lạnh thường gây ra sốt gồm nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc nguyên nhân không phải do nhiễm khuẩn.

Sốt nóng lạnh do cơ thể bị nhiễm khuẩn là tình trạng thường gặp nhất. Vì thế, nếu trẻ bị sốt thì nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến là trẻ bị nhiễm khuẩn. Phản ứng đầu tiên của người lớn là kiểm tra cơ thể của trẻ để xem cơ thể bé có chỗ đau hoặc chỗ sưng đỏ, mưng mủ nào hay không? Các triệu chứng đau có thể là biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng hơn, ví dụ như: đau ngực có thể là biểu hiện của viêm phổi hoặc áp xe phổi; đau đầu có thể là biểu hiện của bệnh áp xe não, viêm não…

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây sốt nóng lạnh ở trẻ còn có thể là do các bệnh như Lupus ban đỏ, ung thư… hoặc do tiêm chủng, do một số loại thuốc…

Như vậy, có thể thấy rằng, sốt nóng lạnh có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, khi bé ở tình trạng này, người lớn cần tìm cách giảm sốt hiệu quả trước và đưa trẻ đến trung tâm y tế để được chữa trị dứt điểm.

Triệu chứng và cách hạ sốt nóng lạnh ở trẻ em
Triệu chứng và cách hạ sốt nóng lạnh ở trẻ em

2. Triệu chứng sốt nóng lạnh ở trẻ

Khi bị sốt, trẻ có thể có các triệu chứng như: đau đầu, ra mồ hôi, đau cơ, chán ăn, run, mất nước… Nếu sốt cao và kéo dài có thể gây ra tình trạng sốt co giật, khó chịu, ảo giác, động kinh…

Tình trạng sốt cao hoặc sốt kéo dài gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bé về sau. Vì thế, người lớn cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé. Trong trường hợp bé sốt quá cao, người lớn phải lập tức tìm cách hạ sốt nóng lạnh cho bé bằng thuốc và các phương thức hỗ trợ khác.

3. Cách hạ sốt nóng lạnh cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, hãy tham khảo những cách hạ sốt nóng lạnh cho bé sau đây:

Hạ sốt cho trẻ bằng cách lau nước ấm

Người lớn nên mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Để hạ sốt nóng lạnh cho trẻ, người lớn có thể dùng khăn lau nước ấm lên cơ thể bé để giảm nhiệt độ. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ấm đắp lên trán, gáy của bé. Lưu ý cần phải đổi khăn thường xuyên cho bé. Bên cạnh đó, đối với các bé lớn hơn ba tuổi, người lớn có thể dùng nước ấm kèm theo tinh dầu để tắm cho bé. Nhiệt độ của nước tốt nhất là thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 2 độ C.

Hạ sốt nóng lạnh bằng cách dùng chanh tươi

Khi trẻ sốt cao trên 39.5 độ C, cần phải hạ sốt nhanh cho bé. Bên cạnh thuốc hạ sốt, có thể sử dụng chanh như một phương pháp hỗ trợ. Cách làm: cắt quả chanh thành nhiều lá mỏng và chà nhẹ chanh lên bẹn háng, nách, trán, khuỷu chân, khuỷu tay, sống lưng của bé. Cần lưu lý: nên pha loãng nước cốt chanh để chà, lau người cho bé thay vì sử dụng nguyên lát chanh. Bởi vì, chanh có nhiều acid sẽ gây tổn thương da của bé.

Cách hạ sốt nóng lạnh ở trẻ em bằng chanh tươi
Cách hạ sốt nóng lạnh ở trẻ em bằng chanh tươi

Bổ sung nước cho bé

Khi thân nhiệt cao, bé cần được bổ sung nước đầy đủ. Cách bổ sung nước tốt nhất là bằng đường uống. Nước bổ sung cho trẻ có thể là nước lọc, sữa, canh, nước hoa quả… Khi bé không thể uống đủ nước do chán ăn, khó nuốt, nôn… thì cần cho bé đến các trung tâm y tế để được truyền dịch bổ sung nước.

Các cách hạ sốt nóng lạnh cho trẻ có thể được kết hợp nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất khi bé bị sốt cao cần phải được đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị một cách sớm nhất.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm