Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Hạ sốt bằng chanh là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng nhờ tính đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng liệu cách hạ sốt bằng chanh cho người lớn có hiệu quả không? Chi tiết cách hạ sốt bằng chanh thế nào? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!
Khi bị sốt, nhiều người tìm đến các phương pháp hỗ trợ tại nhà bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định y tế. Trong số đó, chanh là một nguyên liệu quen thuộc trong dân gian, thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ làm mát cơ thể và tăng cường sức đề kháng khi bị sốt. Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng chanh không có tác dụng hạ sốt trực tiếp và chỉ nên sử dụng như biện pháp hỗ trợ bên cạnh điều trị y khoa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạ sốt bằng chanh cho người lớn và những lưu ý khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
Phương pháp hạ sốt bằng chanh có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người và mức độ sốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ tạm thời, phù hợp với sốt nhẹ, không thể thay thế thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao hoặc kéo dài. Vậy chanh giúp chúng ta hạ sốt bằng cách nào?
Vitamin C trong chanh là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ bạch cầu khỏi tổn thương do gốc tự do. Từ đó nó giúp duy trì hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Loại vitamin này cũng giúp điều hòa cytokine, giảm phản ứng viêm quá mức và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn sau nhiễm trùng. Vitamin C trong chanh góp phần hỗ trợ quá trình sản xuất và hoạt hóa các tế bào miễn dịch như bạch cầu trung tính và lympho bào, từ đó giúp cơ thể nhận diện và phản ứng hiệu quả hơn với mầm bệnh.
Nước chanh giúp bổ sung nước và điện giải, giảm nguy cơ mất nước khi sốt. Khi kết hợp với mật ong hoặc muối, nước chanh còn giúp làm dịu cổ họng, giảm kích ứng do ho hoặc viêm nhiễm.
Chanh chứa axit citric, giúp sát khuẩn nhẹ, giúp loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh bám trên da. Dùng chanh chà nhẹ hoặc đắp lên các vùng trán, nách, bẹn có thể hỗ trợ tản nhiệt, làm mát da. Ngoài ra, tinh dầu chanh có mùi thơm dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn và giảm căng thẳng.
Chanh là loại quả chứa vitamin C (ascorbic acid) và một số hoạt chất sinh học có khả năng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi sau nhiễm trùng. Tuy nhiên, chanh không phải là thuốc hạ sốt và không có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt hoặc kiểm soát phản ứng viêm cấp tính gây sốt.
Một quả chanh trung bình chứa khoảng 30 - 50 mg vitamin C, có thể bổ sung một phần nhu cầu vitamin C hàng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng này không đủ để tạo ra hiệu ứng điều trị trong các tình huống cấp tính như sốt cao. Vitamin C có thể hỗ trợ cơ thể phục hồi sau bệnh, chứ không giúp hạ sốt ngay lập tức.
Chanh là nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ hạ sốt trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng chanh để hạ sốt cần đúng cách để tránh kích ứng da và đạt hiệu quả tối ưu. Trước khi áp dụng cách hạ sốt bằng chanh cho người lớn, bạn cần chuẩn bị: 1 - 2 quả chanh tươi, khăn sạch, nước ấm, nước lọc.
Với cách này, bạn cắt chanh thành từng lát mỏng. Sau đó, bạn lau người bằng khăn ấm để làm sạch mồ hôi, giúp da thông thoáng và tăng hiệu quả tản nhiệt. Tiếp theo, bạn đắp các lát chanh đã cắt lên các vị trí như trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, bẹn - những vùng có nhiều mạch máu. Bạn nên giữ chanh trên da khoảng 5 - 10 phút, sau đó lau sạch bằng khăn ấm. Việc đắp chanh có thể lặp lại sau 2 - 3 tiếng một lần nếu cần.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không đắp chanh lên vùng da có vết thương hở hoặc da nhạy cảm để tránh kích ứng. Bạn cũng không nên để chanh trên da quá lâu, vì axit citric có thể gây kích ứng, mẩn đỏ.
Uống nước chanh là một cách hỗ trợ hạ sốt nhờ tác dụng bù nước, bổ sung vitamin C và tăng cường miễn dịch. Để pha nước chanh đúng cách, vắt nước cốt 1/2 quả chanh vào 300 - 400ml nước ấm. Bạn có thể thêm mật ong hoặc một ít muối để tăng hiệu quả bù nước và cân bằng điện giải.
Khi uống nước chanh, bạn không uống quá chua vì có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt ở người có tiền sử viêm loét dạ dày. Bạn chỉ nên uống với lượng vừa phải, khoảng 2 - 3 lần/ngày, không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến men răng và hệ tiêu hóa. Đặc biệt, bạn không được dùng nước chanh lạnh khi sốt. Nước lạnh làm mạch máu co lại nhanh chóng, giảm khả năng tản nhiệt, khiến cơ thể giữ nhiệt lâu hơn và có thể làm sốt kéo dài.
Thêm một cách hạ sốt bằng chanh cho người lớn khác là chườm khăn ấm với nước chanh. Để thực hiện phương pháp này, bạn vắt nước cốt của 1 - 2 quả chanh vào một bát nước ấm. Tiếp theo, bạn nhúng khăn sạch vào dung dịch này, sau đó vắt bớt nước để tránh khăn quá ướt. Sau đó bạn đắp khăn lên các vị trí như trán, cổ, nách hoặc bẹn. Đây là những khu vực có nhiều mạch máu lớn, giúp tản nhiệt nhanh hơn. Bạn chỉ nên giữ khăn trên da khoảng 10 - 15 phút, sau đó lau khô nhẹ nhàng để tránh làm cơ thể bị lạnh.
Chanh là nguyên liệu dễ tìm, có sẵn trong nhà bếp và giá thành thấp, phù hợp với mọi đối tượng. Phương pháp này thao tác đơn giản, không tốn kém, có thể thực hiện tại nhà mà không cần thiết bị y tế phức tạp.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế nhất định. Mặc dù có tác dụng làm mát, hiệu quả của cách hạ sốt bằng chanh cho người lớn không cao. Cách hạ sốt này chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng mà không tác động trực tiếp đến cơ chế điều hòa thân nhiệt. Nó không phù hợp trong trường hợp sốt cao trên 39°C hoặc sốt kéo dài.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thể dùng chanh để hạ sốt. Những người có làn da nhạy cảm hoặc dị ứng với axit citric có thể bị kích ứng, mẩn đỏ hoặc ngứa rát khi đắp chanh lên da. Người bị viêm loét dạ dày uống nước chanh có thể làm tăng sản xuất dịch vị, có thể gây đau rát, ợ nóng. Nếu uống nước chanh khi bụng đói, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích, dẫn đến đau bụng, buồn nôn. Nếu muốn hạ sốt cho bé bằng chanh, bạn chỉ nên áp dụng cho trẻ hơn 1 tuổi.
Áp dụng đúng cách hạ sốt bằng chanh, kết hợp chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng và uống đủ nước sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Cách hạ sốt bằng chanh cho người lớn được xem là phương pháp hỗ trợ an toàn và có thể áp dụng trong trường hợp sốt nhẹ, nếu thực hiện đúng cách và kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, bù nước và dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị thay thế, và không nên áp dụng nếu người bệnh có sốt cao hoặc triệu chứng kéo dài. Nếu sốt trên 39°C, kéo dài hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.