Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Sốt là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư, có thể do bệnh lý hoặc tác dụng phụ điều trị. Kiểm soát sốt đúng cách giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là các cách hạ sốt cho người bị ung thư an toàn, hiệu quả.
Sốt ở bệnh nhân ung thư có thể do nhiễm trùng, phản ứng viêm hoặc tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Nếu không kiểm soát kịp thời, sốt kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng. Với người đang bị ung thư, việc hạ sốt cần đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức đề kháng. Dưới đây là các cách hạ sốt cho người bị ung thư an toàn, hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị.
Sốt là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Việc xác định nguyên nhân giúp kiểm soát sốt hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân gây sốt phổ biến là nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt khi trải qua hóa trị, xạ trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch. Khi đó, vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa, da hoặc niêm mạc một cách dễ dàng và gây sốt.
Quá trình viêm của khối u cũng có thể gây sốt ở người bị ung thư. Một số khối u tiết ra các chất gây viêm (cytokine), kích thích phản ứng miễn dịch, dẫn đến sốt kéo dài. Loại ung thư có nguy cơ cao gây sốt do viêm bao gồm ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết và ung thư di căn.
Sốt cũng có thể là tác dụng phụ ở bệnh nhân ung thư khi đang điều trị bệnh. Sốt là một tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị, thường do giảm bạch cầu trung tính, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tình trạng này dao động từ 5% đến 25%, tùy thuộc vào loại hóa chất sử dụng và tình trạng sức khỏe của họ. Một số loại thuốc điều trị ung thư, như interferon hoặc thuốc điều hòa miễn dịch, có thể kích thích phản ứng viêm, gây sốt nhẹ đến trung bình.
Sốt ở bệnh nhân ung thư có thể biểu hiện theo nhiều mức độ, tùy từng nguyên nhân. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ (37,5 - 38°C) hoặc sốt cao trên 39°C. Sốt thường đi kèm với ớn lạnh, đổ mồ hôi, mệt mỏi, đặc biệt vào ban đêm.
Một số trường hợp sốt do nhiễm trùng có thể xuất hiện ho, khó thở, tiêu chảy hoặc đau rát họng. Nếu nhiễm trùng huyết xảy ra, bệnh nhân có thể có thêm triệu chứng mạch nhanh, huyết áp giảm và lú lẫn. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần can thiệp y tế ngay.
Sốt do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hoặc thuốc điều hòa miễn dịch thường đi kèm đau nhức cơ thể, buồn nôn, sụt cân hoặc phát ban da. Ngoài ra, bệnh nhân sốt kéo dài do phản ứng viêm của khối u thường kèm theo sụt cân, đau mạn tính hoặc chán ăn.
Sốt ở bệnh nhân ung thư cần được kiểm soát kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các cách hạ sốt cho người bị ung thư an toàn và hiệu quả.
Khi bị sốt, bệnh nhân ung thư nên:
Trường hợp sốt do tác dụng phụ của hóa trị hoặc miễn dịch suy giảm, bệnh nhân cần nhập viện để theo dõi. Nếu sốt do nhiễm trùng, điều trị thường bao gồm kháng sinh mạnh, thuốc kháng nấm hoặc truyền dịch. Trường hợp sốt do suy tủy, bệnh nhân có thể cần truyền máu hoặc sử dụng thuốc kích thích bạch cầu.
Ngoài áp dụng cách hạ sốt cho người bị ung thư an toàn, người chăm sóc bệnh nhân còn nên làm những việc sau:
Nếu đã áp dụng các cách hạ sốt cho người bị ung thư như trên mà không hiệu quả, sốt kéo dài trên 48 giờ, sốt trên 38,5°C tái diễn nhiều lần hoặc kèm theo dấu hiệu nguy hiểm, bệnh nhân cần được kiểm tra y tế ngay. Các dấu hiệu nguy hiểm cần theo dõi ở bệnh nhân ung thư đang bị sốt như: Mệt mỏi nghiêm trọng, huyết áp giảm, nhịp tim nhanh, lú lẫn, đau đầu dữ dội, khó thở, tiêu chảy nặng, giảm bạch cầu nghiêm trọng…
Sốt kéo dài ở bệnh nhân ung thư có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nặng, suy tủy hoặc sốc nhiễm khuẩn. Việc phát hiện và can thiệp sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng cho người bệnh.
Hạ sốt đúng cách giúp bệnh nhân ung thư cảm thấy dễ chịu và giảm nguy cơ biến chứng. Nếu đã áp dụng các cách hạ sốt cho người bị ung thư nhưng tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế ngay. Sự phối hợp giữa bệnh nhân, gia đình và bác sĩ sẽ giúp kiểm soát sốt hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.