Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​? Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Ngày 31/12/2024
Kích thước chữ

Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hiểu được điều đó, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này nhé!

Khi trẻ nhỏ bị sốt, việc sử dụng thuốc hạ sốt là một trong những phương pháp phổ biến giúp giảm nhiệt độ cơ thể, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho trẻ. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm là việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không? Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này và những lưu ý quan trọng khi chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​?

Có không ít người thắc mắc liệu rằng trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không. Theo các chuyên gia y tế cho biết, trẻ vẫn có thể tiêm phòng được sau khi uống thuốc hạ sốt. 

Nguyên tắc hoạt động của vắc xin là kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chủ động tạo ra kháng thể đặc hiệu, từ đó bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác nhân gây ra các bệnh lý truyền nhiễm. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin (tác nhân gây bệnh) đã bị bất hoạt hoặc giảm động lực… sẽ kích thích hệ thống miễn dịch nhận diện chúng là các tác nhân ngoại lai, từ đó khiến cho cơ thể sản xuất ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên này. 

Sau khi quá trình nhận diện, tấn công và đào thải các tác nhân ngoại lai kết thúc, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tiến hành “ghi nhớ” lại toàn bộ phản ứng vừa mới diễn ra để chủ động tái kích hoạt phản ứng này để bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây ra bệnh lý tương ứng khi cơ thể tiếp xúc phải.

Trong khi đó, thuốc hạ sốt lại hoạt động theo cơ chế ức chế enzyme COX, giảm nồng độ PGE2 (một chất gây ra tình trạng sốt) ở vùng dưới đồi, từ đó giúp giảm các chất trung gian gây viêm, tăng cường tín hiệu chống viêm nhiễm và đưa ra thông điệp hạ sốt cho não bộ.

Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​? Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 1
Phụ huynh thắc mắc trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không

Như vậy, câu trả lời là có với thắc mắc “Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không?”, bởi cơ chế hoạt động của vắc xin và thuốc hạ sốt là khác nhau. Việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm chủng không gây ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tính an toàn của vắc xin. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị sốt mà đã đến lịch tiêm phòng thì trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám sàng lọc kỹ trước khi đưa ra chỉ định có nên tiêm vắc xin không. Vậy trẻ đang bị sốt có tiêm phòng được không?

Trẻ đang bị sốt có tiêm phòng được không?

Bên cạnh thắc mắc “Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​?”, nhiều phụ huynh cũng đặt ra câu hỏi “Trẻ đang bị sốt có tiêm phòng được không?”. Các bác sĩ cho biết, việc quyết định trẻ đang bị sốt có nên tiêm chủng hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ sốt của trẻ, cụ thể như sau:

Trẻ bị sốt nhẹ

Như đã nói ở trên, vắc xin và thuốc hạ sốt hoạt động theo những cơ chế khác nhau và không gây ra phản ứng đáng kể khi kết hợp sử dụng đồng thời. Vì thế, đối với trường hợp trẻ đang bị sốt nhẹ và đang uống thuốc hạ sốt thì vẫn có thể tiêm vắc xin được.

Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học và khuyến cáo từ các tổ chức y tế hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng, trẻ bị sốt nhẹ hoặc mắc các bệnh lý mức độ nhẹ vẫn nên tiêm chủng theo đúng lịch hẹn.

Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​? Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 2
Trẻ sốt nhẹ vẫn được khuyến cáo tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, cha mẹ không nên trì hoãn tiêm vắc xin cho trẻ, ngay cả khi trẻ đang bị sốt nhẹ hoặc mắc bệnh mức độ nhẹ. Bởi việc tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng được khuyến cáo sẽ giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời mang lại nhiều lợi ích đáng kể so với việc trì hoãn tiêm vắc xin cho đến khi trẻ hết sốt.

Trẻ bị sốt cao

Mặc dù khi trẻ bị sốt nhẹ và đang uống thuốc hạ sốt vẫn có thể chích ngừa vắc xin theo đúng lịch hẹn. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị sốt cao thì cần phải cân nhắc trước khi quyết định có nên tiêm vắc xin cho bé không.

Sốt cao có thể là dấu hiệu của một tổn thương nghiêm trọng nào đó đang diễn ra trong cơ thể hoặc có thể là do một căn bệnh cấp tính nào đó. Khi trẻ bị sốt cao, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phải hoạt động với cường độ cao nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng. Do đó, việc tiêm phòng trong thời điểm trẻ đang sốt cao có thể không đạt được hiệu quả tối ưu nhất vì hệ thống miễn dịch đang phải làm việc quá tải.

Mặt khác, một số loại vắc xin có thể gây ra các phản ứng phụ như sốt, mệt mỏi hoặc đau tại vị trí tiêm. Nếu trẻ tiêm phòng khi đang bị sốt cao có thể khiến tình trạng sốt diễn biến phức tạp hơn và nghiêm trọng hơn.

Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​? Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 3
Trẻ bị sốt cao nên hoãn lịch tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ

Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tiêm chủng cho trẻ đang bị sốt cao hoặc bị viêm nhiễm cấp tính. Điều này để đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của trẻ không bị quá tải và tránh gây ảnh hưởng đến quá trình theo dõi tình trạng bệnh lý hoặc sốt mà trẻ đang mắc phải.

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Khi đưa trẻ đi tiêm phòng, phụ huynh cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ:

  • Đảm bảo sức khỏe của trẻ trước khi tiêm: Trước khi tiêm phòng, trẻ cần có sức khỏe ổn định, không bị sốt hay mắc các bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu trẻ đang bị ốm, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin.
  • Theo dõi trẻ sau khi tiêm: Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ sau tiêm nhẹ như sốt, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi hoặc quấy khóc. Đây là những phản ứng bình thường và thường biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao trên 39°C, co giật hay có dấu hiệu sưng tấy nghiêm trọng tại vị trí tiêm, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Sau khi tiêm phòng, trẻ cần được nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống hợp lý để hỗ trợ cơ thể phục hồi cũng như tạo ra phản ứng miễn dịch tốt nhất. Các bậc phụ huynh nên đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để duy trì sức khỏe.
Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​? Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 4
Trẻ nên được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ, đồng thời việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trước và sau khi tiêm vắc xin là rất cần thiết để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh. Việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của vắc xin, tuy nhiên trẻ đang bị sốt có nên tiêm hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sốt của trẻ. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không​?”.

Việc lựa chọn địa điểm tiêm vắc xin cho bé là một quyết định quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một địa chỉ uy tín, cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại. Trung tâm cung cấp đa dạng các loại vắc xin, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho trẻ. Ngoài ra, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu còn có hệ thống đặt lịch hẹn trực tuyến tiện lợi, giúp phụ huynh dễ dàng sắp xếp thời gian và theo dõi lịch tiêm chủng của con em mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin