Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trứng giun kim bao lâu thì nở?

Ngày 17/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có hơn 267 triệu trẻ em đang trong độ tuổi mẫu giáo phải sống ở những khu vực có các loại giun ký sinh như giun kim. Vậy giun kim nguy hiểm như thế nào và trứng giun kim mất bao lâu để nở? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Ký sinh trùng giun kim có tên gọi khác là Enterobius vermicularis là một loại giun tròn nhỏ, mỏng, màu trắng sống trong ruột kết và trực tràng của con người. Loại giun ký sinh này thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người bệnh.

Trứng giun kim là gì?

Trứng giun kim là trứng phôi có khả năng truyền bệnh cho con người. Sau bốn tuần trong cơ thể, giun cái trưởng thành và di chuyển đến ruột. Chúng di chuyển về phía hậu môn và bắt đầu đẻ trứng vào ban đêm. Trứng gây ngứa dữ dội nên trẻ dễ bị tái nhiễm nếu trẻ gãi hậu môn khiến trứng dính dưới móng tay. Trứng sau đó được chuyển lên miệng qua tay và vòng đời của giun kim được lặp lại.

trung-giun-kim-bao-lau-thi-no 1.png
Trứng giun kim là trứng phôi có khả năng truyền bệnh cho con người

Lớp biểu bì của giun kim gồm có 3 lớp chính được tạo thành từ collagen và các hợp chất khác xâm nhập vào đường tiêu hóa của động vật. Giun lột xác 4 lần, 2 lần đầu trước khi nở và 2 lần cuối trước khi trưởng thành. Miệng giun kim có 3 môi nhỏ. Ụ phình nằm ở cuối thực quản. Giun kim chỉ ký sinh trong cơ thể con người. Kích thước của loài giun kim có thể khác nhau như sau:

  • Con đực trưởng thành dài từ 2mm đến 5mm, rộng 0,1mm đến 0,2mm, có đuôi cong có gai giao hợp cong như lưỡi câu. Bộ máy sinh dục của con đực bao gồm 1 ống dẫn tinh và 2 tinh hoàn hình ống.
  • Con cái dài từ 8mm đến 13mm, rộng từ 0,3mm đến 0,5mm và có đuôi nhọn. Giun cái có 2 buồng trứng nhỏ, 2 ống dẫn trứng và 2 tử cung chứa trứng xếp thành hai hàng trước và sau thân. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trước thân.

Trứng giun kim dài với một bên phồng và một bên dẹt, kích thước khoảng 50 đến 60µmx20 đến 30 µm. Trứng có 5 lớp màng: Lớp trong cùng gọi là lipoidal, lớp giữa gồm 3 lớp màng lucida và cuối cùng là lớp màng albumin bao phủ bên ngoài trứng. Lớp màng này làm cho trứng dính và gây ngứa ngáy, khó chịu ở vật chủ.

Vỏ trứng mỏng, không màu vì không hấp thụ được màu vàng của sắc tố mật trong phân. Ấu trùng có thể được nhìn thấy bên trong khi trứng phát triển nhanh chóng hoặc ở giai đoạn phôi hình quả dâu.

Giun kim có thể đẻ bao nhiêu trứng?

Con cái sẽ tiết ra pheromone để thu hút con đực. Sau đó con đực quấn mình quanh con cái và đặt gai sinh dục của mình vào lỗ sinh dục của con cái, kéo dài qua lỗ huyệt và hậu môn. Con đực sử dụng gai của mình để giữ con cái cố định trong quá trình giao phối.

trung-giun-kim-bao-lau-thi-no 2.jpg
Con cái sẽ tiết ra pheromone để thu hút con đực

Quá trình giao phối xảy ra ở ruột già, mỗi con giun cái đẻ khoảng 4.000 đến 200.000 trứng. Trứng có thể bay lơ lửng trong không khí và rơi xung quanh hậu môn. Giun đực chết sau khi giao phối và được thải ra ngoài theo phân. Giun cái sẽ di chuyển lên trực tràng, đến hậu môn rồi đẻ trứng vào nếp gấp hậu môn vào ban đêm. Con cái sẽ chết sau khi hoàn thành nhiệm vụ đẻ trứng vậy nên vòng đời của giun kim kéo dài khoảng 2 tháng.

Trứng giun kim mất bao lâu để nở?

Sau khoảng 4 đến 6 giờ, trứng giun kim sẽ nở thành ấu trùng. Vòng đời của giun kim gồm 5 giai đoạn:

  • Giun cái đẻ trứng ở hậu môn.
  • Trứng có phôi vào miệng.
  • Ấu trùng trong ruột non.
  • Giun kim trưởng thành trong ruột.
  • Giun cái đến hậu môn vào ban đêm để đẻ trứng.

Trứng giun kim có khả năng lây nhiễm trong vòng vài giờ sau khi bám vào vùng da xung quanh hậu môn và có thể tồn tại trên giường, quần áo hoặc các đồ vật khác trong 2 đến 3 tuần. Nhiễm giun kim là do sự lây lan trứng giun kim từ hậu môn đến miệng, trực tiếp qua tay hoặc gián tiếp qua quần áo, giường chiếu, thực phẩm hoặc các vật dụng bị ô nhiễm khác. Vì trứng rất nhỏ nên con người có thể hít phải trứng giun kim bay trong không khí.

Một số trứng có thể dính vào thức ăn hoặc bàn chải đánh răng. Vì vậy, ban đầu trẻ có thể nuốt phải một số trứng do chơi với những trẻ khác có trứng trên ngón tay hoặc do thức ăn, đồ uống, bàn chải đánh răng hoặc chất bẩn gây nhiễm giun kim.

Tác hại của bệnh giun kim

Dù bệnh giun kim không ảnh hưởng đến tình mạng nhưng nó có thể gây nên những tác hại như sau:

  • Ngứa ngáy hậu môn về đêm: Nhiệt độ giường ấm sẽ kích thích con cái đẻ trứng.
trung-giun-kim-bao-lau-thi-no 3.jpg
Bệnh giun kim gây ngứa ngáy hậu môn về đêm
  • Rối loạn tiêu hóa: Giun kim xâm nhập vào ruột có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, thậm chí một số trường hợp có thể xâm nhập vào ruột thừa và gây viêm ruột thừa, khiến trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, đôi khi buồn nôn, đau bụng.
  • Các triệu chứng khác: Giun kim đẻ trứng ở hậu môn nên có thể bò qua bộ phận sinh dục nữ gây viêm âm đạo, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt… Một số trường hợp giun kim còn xâm nhập vào buồng trứng, tử cung và gây viêm nhiễm. Nam giới bị nhiễm giun kim có thể mắc phải chứng di tinh.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc trứng giun kim bao lâu thì nở mà các bạn có thể tham khảo. Nhiễm giun kim có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kì độ tuổi nào, vậy nên bạn hãy lưu ý tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Giun kimTẩy giun