Theo khuyến cáo từ các cơ quan y tế, mỗi người nên chủ động diệt giun sán trong máu định kỳ 6 tháng/lần. Vậy cách trị giun sán trong máu là gì? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những cách trị giun sán cực hiệu quả theo 2 phương pháp Đông và Tây y.
Cách trị giun sán trong máu phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc diệt giun sán. Để biết thêm cách trị giun sán bằng thuốc Tây y và Đông y, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.
Nguyên tắc sử dụng thuốc diệt giun sán
Theo các chuyên gia, cách trị giun sán trong máu bằng thuốc diệt giun sán sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi người dùng tuân thủ những nguyên tắc dưới đây.
Lựa chọn loại thuốc diệt giun sán có tác dụng rộng rãi trên nhiều loại giun sán khác nhau vì theo thống kê, tỷ lệ người nhiễm từ 2 – 3 loại giun sán trở lên chiếm phần lớn dân số.
Nên tập trung vào cách trị giun sán trong máu với thuốc có nồng độ cao để đạt hiệu quả tối đa. Do đó, dược sĩ thường tư vấn sử dụng thuốc diệt giun sán vào lúc đói nhưng không nên để bụng quá đói do có thể gây ngộ độc thuốc.
Sau khi sử dụng cách trị giun sán trong máu bằng thuốc diệt giun sán, bạn cần tiếp tục thực hiện những biện pháp vệ sinh để hạn chế tái nhiễm. Với điều kiện môi trường ô nhiễm như hiện nay, việc tái nhiễm giun sán là rất cao. Vì vậy, điều trị giun sán cần được thực hiện định kỳ mỗi 6 – 12 tháng/lần nhằm phòng tránh tái nhiễm.
Cách trị giun sán trong máu bằng thuốc diệt giun sán
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cách trị giun sán trong máu bằng thuốc diệt giun sán được áp dụng khác nhau cho từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:
Thuốc diệt giun sán cho trẻ em: Nên sử dụng cách trị giun sán trong máu bằng thuốc tẩy giun albendazole hoặc thuốc mebendazole với một liều duy nhất trong 1 – 2 lần/năm. Cụ thể, trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi sử dụng 1 liều duy nhất 200mg Albendazole hoặc 500mg Mebendazole, đối với trẻ trên 24 tháng tuổi có thể sử dụng liều duy nhất 400mg Albendazole hoặc 500mg Mebendazole.
Thuốc diệt giun sán cho người lớn: Người trong độ tuổi trưởng thành, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên và không mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên dùng liều duy nhất 400mg Albendazole 400mg hoặc 500mg Mebendazole định kỳ 1 – 2 lần/năm.
Thuốc diệt giun sán cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ trong thời gian mang thai, khi đã qua 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu sinh sống ở vùng có tỷ lệ mắc giun móc hoặc giun tóc ở thai phụ trên 20% hoặc vùng có tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu trên 40% nên sử dụng thuốc diệt giun sán theo liều lượng 1 liều duy nhất 400mg Albendazole hoặc 500mg Mebendazole định kỳ 1 – 2 lần/năm.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị giun sán
Ngoài quan tâm đến cách trị giun sán trong máu bằng thuốc diệt giun sán đúng cách, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi sử dụng những loại thuốc này.
Các loại thuốc tẩy giun hiện nay không cần sử dụng vào thời điểm bụng đói hoặc sử dụng kèm thuốc nhuận tràng như trước đây nên bạn có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày sau bữa ăn hoặc tốt nhất nên uống khoảng 2 giờ sau khi ăn tối.
Trẻ nhỏ nếu muốn sử dụng thuốc tẩy giun sán bố mẹ có thể nghiền nhuyễn viên thuốc và hòa tan với nước cho bé uống. Ở người lớn, bác sĩ khuyến cáo nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước để đạt hiệu quả tốt hơn. Sau khi uống thuốc tẩy giun sán, mọi hoạt động ăn uống có thể diễn ra bình thường.
Sau khi vào cơ thể, thuốc trị giun sán bắt đầu tan và được hấp thu, phát huy tác dụng ngay sau đó nhưng cần một vài ngày để tiêu diệt hết giun sán trong cơ thể.
Cách trị giun sán trong máu bằng Albendazole hay Mebendazole là 2 loại thuốc không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có khả năng tái nhiễm hoặc lây truyền giun sán sang người khác. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả diệt giun sán, bạn nên dùng thêm một liều thuốc nữa sau liều đầu tiên khoảng 2 tuần.
Các loại thuốc xổ giun trước đây có thể đào thải xác giun hoặc giun nguyên con ra ngoài nên có thể thấy giun lẫn trong phân. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, thuốc tẩy giun sán hiện nay đều có tác dụng làm giun tự tiêu trong phân nên không còn thấy tình trạng trên sau khi uống thuốc tẩy giun.
Thuốc tẩy giun cũng có thể gây một số tác dụng phụ như khó chịu dạ dày, co thắt dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy,…
Một số cách trị giun sán bằng biện pháp tự nhiên đã được kiểm chứng
Bên cạnh cách trị giun sán trong máu bằng thuốc Tây y, Đông y cũng có rất nhiều cách tiêu diệt giun sán bằng nguyên liệu tự nhiên đã được kiểm chứng, bao gồm:
Tẩy giun bằng hạt đu đủ: Hạt đu đủ có chứa các hoạt chất đặc thù như carpaine, benzylisothiocyanate, benzylglucosinolate, glucotropacolin, enzyme myrosin,… có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể.
Tẩy giun tại nhà bằng rau sam: Theo y học cổ truyền, rau sam là loại dược liệu có vị chua, tính hàn, không độc, vào ba kinh tâm, can và tỳ nên có công dụng trị huyết lỵ, tiểu tiện đục, bí tiểu, giun sán trong máu,… Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng loại rau này.
Diệt giun sán bằng nước ép chuối và chanh: Chuối có công dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, có khả năng loại bỏ giun. Bên cạnh đó, các oligosaccharides trong chuối có thể kích thích ruột co lại, trong khi đó chanh có công dụng kháng khuẩn, diệt sinh vật đơn bào, hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể.
Tẩy giun bằng vỏ quả lựu: Theo nghiên cứu, vỏ quả lựu hoặc vỏ rễ cây thạch lựu là cách trị giun sán trong máu khá hiệu quả. Các alkaloid gây độc giun sán trong vỏ quả lựu khi kết hợp với tannin sẽ làm se niêm mạc ruột, qua đó hạn chế giun sán trong cơ thể, tăng nồng độ alcaloid trong lòng ruột. Theo Đông y, vỏ quả lựu cũng có thể dùng để cầm tiêu chảy, sát trùng, chữa chứng tả lỵ lâu ngày, chữa giun sán.
Hy vọng qua bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu, bạn đọc đã nắm được cách trị giun sán trong máu bằng cả Đông và Tây y. Tuy nhiên, sử dụng thuốc diệt giun sán vẫn là cách trị giun sán được khuyến cáo sử dụng hàng đầu hiện nay, bạn hãy uống thuốc tẩy giun định kỳ để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được những biến chứng không mong muốn do giun sán gây nên.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.