Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

U phổi có phải ung thư phổi không?

Ngày 22/03/2022
Kích thước chữ

Có rất nhiều người thắc mắc liệu rằng khi bác sĩ chẩn đoán u phổi, thì có phải đó là ung thư phổi hay không? Hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Ung thư phổi là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Bệnh xảy ra ở cả nữ giới lẫn nam giới và thường xảy ra với những người thường xuyên hút thuốc lá, những người sống ở những nơi ô nhiễm không khí… Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thắc mắc rằng khi đươc chẩn đoán u phổi có phải là ung thư phổi hay không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này ngay nhé!

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là sự tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào bất thường ở trong phổi. Khi các tế bào ung thư phổi gia tăng sẽ làm cản trở đến chức năng của phổi. Các tế bào ung thư sẽ từ phổi lan dần đến các tuyến hạch quanh khí quản, hoặc sang phổi đối diện, đến gan, não và xương…và các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư phổi rất khó phát hiện vì không có dấu hiệu nhận biết ung thư phổi ở giai đoạn đầu. Do đó nếu bệnh nhân phát hiện muộn khả năng điều trị khỏi không cao vì bệnh nhân đã bỏ lỡ thời gian vàng để chữa trị. Bên cạnh đó, tính di căn của bệnh ung thư phổi diễn biến rất nhanh.

U phổi là gì?

U phổi là sự tích tụ bất thường của mô phổi khi các tế bào phân chia quá nhanh hoặc có thể không chết đi như bình thường. U phổi xuất hiện ở mô phổi hoặc có thể trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Hay nói cách khác, u phổi là kết quả của sự phân chia tế bào và phát triển bất thường của những tế bào ở trong mô phổi, trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Quá trình tế bào phân chia diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên có những tế bào không tự chết đi, dẫn tới sự tích tụ của khối u tại phổi.

Đặc điểm của u phổi:

Hiện nay rất nhiều người thắc mắc, nếu được chẩn đoán có khối u phổi thì có phải là ung thư phổi không? U phổi được phân chia thành nhiều trường hợp như sau:

  • Nếu các khối u có kích cỡ 3cm hoặc nhỏ hơn thường được gọi là nốt phổi.
  • Khối u có đường kính lớn hơn 3cm, được gọi là một khối u phổi.
U phổi có phải ung thư phổi không?1 U phổi là sự tích tụ bất thường của mô phổi khi các tế bào phân chia quá nhanh

Nốt phổi là gì?

Nốt phổi là một điểm nhỏ hơn 3cm ở trên phổi, dễ dàng nhìn thấy trên phim chụp X-Quang phổi hoặc chụp cắt lớp vi tính – CT. Nốt phổi này có thể đứng một mình hoặc nhiều nốt sát nhau.

Nốt phổi có nhiều khả năng là lành tính nếu:

  • Bệnh nhân chưa đến 40 tuổi.
  • Bệnh nhân không hút thuốc lá.
  • Có chất vôi ở trong nốt phổi.
  • Nốt phổi có kích thước rất nhỏ.

U phổi có phải ung thư phổi không?

Trong khi đó, khối u phổi là những nốt phổi có đường kính lớn hơn 3cm. Về độ nguy hiểm của u phổi phụ thuộc vào tính chất của khối u. Sau khi các bác sĩ tiến hành kiểm tra tính chất của u phổi này bằng các phương pháp y học hiện đại, nếu là u lành tính đôi khi chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên, với u ác tính lúc này gọi là ung thư phổi, thì đặc biệt nguy hiểm.

U phổi lành tính

Vậy u phổi là thuật ngữ ám dùng để chỉ khối u ở phổi phát triển theo hướng “lành tính”, có các đặc điểm như sau:

  • Không phải ung thư phổi, không có khả năng lây lan sang các bộ phận khác.
  • Phát trưởng chậm, thậm chí có thể ngừng phát triển hoặc thu nhỏ và thường không gây nguy hiểm chết người.
  • U phổi có thể mở rộng, đẩy lên các mô lân cận tuy nhiên sẽ không thể xâm nhập, phá hoại, và biến đổi thay thế các mô khác.

U phổi ác tính – ung thư phổi

Các u phổi khi được bác sĩ kiểm tra tính chất, nếu là u phổi ác tính –ung thư phổi, thì sẽ có hướng điều trị khác với u phổi lành tính.

U phổi có phải ung thư phổi không?2 U phổi có phải ung thư phổi không là thắc mắc của rất nhiều người

Phân biệt khối u phổi lành tính và ác tính như thế nào?

Các bác sĩ phân biệt khối u lành tính và u ác tính dựa trên các tính chất và đặc điểm sau:

Tốc độ phát triển khối u phổi: Các khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh, thời gian nhân đôi trung bình là 4 tháng. Trong khi đó, khối u lành tính ở phổi thường phát triển chậm, có trường hợp còn nhỏ lại.

Khả năng tái phát sau khi cắt bỏ: Cả khối u lành tính và u ác tính đều có khả năng tái phát sau khi được cắt bỏ. Tuy nhiên, khối u lành luôn tái phát tại vị trí cũ, trong khi đó u ác tính có thể phát triển ở các vị trí xung quanh.

Sự xâm lấn lây lan: Ngược lại với khối u ác tính, khối u lành tính thường không chèn ép lên các bộ phận xung quanh.

Nguy cơ đe dọa sức khỏe người bệnh: Trong khi khối u ác tính là mối đe dọa lớn đến tính mạng bệnh nhân, thì hầu như các khối u lành tính ở phổi có thể được kiểm soát. Bên cạnh đó, chúng sẽ gây nguy hiểm nếu hiện diện gần các mạch máu lớn ở trong ngực – chẳng hạn như động mạch chủ.

Độ tuổi khởi phát: Đối với người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ xuất hiện u ác tính rất cao. Ngược lại, u lành tính có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào.

Phương pháp điều trị u phổi lành tính

Đối với u phổi ác tính – hay ung thư phổi, các bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị tích cực dành cho những bệnh nhân ung thư phổi. Còn với u phổi lành tính các bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống thuốc để thu nhỏ kích cỡ khối u và kìm hãm sự phát triển của nó. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ đề nghị bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm, nhằm theo dõi khi có bất kỳ sự thay đổi nào về kích thước cũng như hình dạng của khối u.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u phổi lành tính nếu:

  • Bệnh nhân là người hút thuốc lá hoặc thuốc nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao.
  • Bệnh nhân thường xuyên bị khó thở hoặc gặp phải các triệu chứng về đường hô hấp khó chịu khác.
  • Các xét nghiệm cho thấy khối u phổi có khả năng tiến triển thành u ác tính – ung thư phổi.
  • Nốt phổi hoặc khối u phổi có dấu hiệu tiếp tục phát triển và không có dấu hiệu ngừng lại.
U phổi có phải ung thư phổi không?3 Hình ảnh mô phòng cắt bỏ thùy phổi 

Phương pháp phẫu thuật như thế nào, ra sao tùy thuộc vào vị trí khối u. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần nhỏ của khối u, một hoặc nhiều phần của một thùy phổi, hoặc một hoặc nhiều thùy của phổi thậm chí toàn bộ lá phổi. Trong mọi trường hợp, bác sĩ luôn cố gắng loại bỏ càng ít mô càng tốt.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin