Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hút thuốc lá được cho là nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Hằng năm có hàng triệu người trên thế giới tử vong do căn bệnh quái ác này. Bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ phần trăm sống của bệnh nhân rất cao. Vậy dấu hiệu ung thư phổi sẽ xuất hiện như thế nào, xin mời bạn đọc xem hết bài viết đề cập đến căn bệnh tiềm ẩn này nhé!
Bệnh ung thư phổi hay còn gọi là u phổi ác tính. Chiếm khoảng 12% các loại bệnh ung thư, tuy nhiên ung thư phổi cấp tính có tỷ lệ tử vong cao đáng kể, với 28% số ca tử vong do ung thư nói chung. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng ở vị trí thứ 2 – sau ung thư gan. Đáng ngại hơn là, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh đáng sợ này ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, kéo theo đó, số người tử vong cũng rất cao.
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người mắc mới với hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, tổng số các bệnh nhân nhập viện, có đến tới 62,5% bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật. Vậy làm sao để phát hiện bệnh sớm để kịp điều trị? Hãy cùng xem các dấu hiệu ung thư phổi thông qua bài viết này nhé!
Ung thư phổi là loại ung thư khởi phát từ cơ quan phổi hay còn được gọi với tên là khối u ác tính đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi một tế bào trong phổi đột biến và hình thành khối u ác tính ở trong phổi, phát triển rất nhanh về kích thước dẫn tới sự xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh khác.
Các bác sĩ chia khối u ác tính đường hô hấp thành hai loại chính dựa vào sự xuất hiện của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi như sau:
Ngoài ra, vẫn có trường hợp xuất hiện các khối u phổi lành tính. U lành tính về cơ bản rất khác so với u ác tính (tế bào ung thư). Tuy nhiên, để việc xác định chính xác tính chất của các khối u, cần có các phương pháp chẩn đoán khoa học từ các bác sĩ và chuyên gia y tế.
Theo nghiên cứu cho biết rằng, ung thư không tế bào nhỏ được chia thành 4 giai đoạn, tượng trưng cho các mức độ di căn của tế bào u ác tính. Quan trọng hơn là, việc chẩn đoán chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp cho các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh này không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, vì vậy bệnh thường chỉ được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan rộng. Bốn giai đoạn của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ như sau:
Ung thư phổi giai đoạn 1: Tế bào ung thư được tìm thấy ở trong phổi, chúng chưa lan ra ngoài phạm vi này.
Ung thư phổi giai đoạn 2: Tế bào ung thư xuất hiện ở phổi và lan ra các hạch bạch huyết lân cận.
Ung thư phổi giai đoạn 3: Tế bào ung thư được tìm thấy ở phổi và lan ra các hạch bạch huyết ở giữa ngực.
Ung thư phổi giai đoạn 3A: Tế bào ung thư có trong các hạch bạch huyết nhưng nằm trên cùng một bên phổi, nơi những tế bào ung thư ác tính đầu tiên xuất hiện.
Ung thư phổi giai đoạn 3B: Tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở hai bên phổi, hoặc có thể đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
Ung thư phổi giai đoạn 4: Tế bào ung thư tại giai đoạn cuối lan rộng cả hai phổi, lan sang khu vực xung quanh vị trí này hoặc theo hệ thống mạch máu di căn đến các cơ quan khác xa hơn.
Trong khi đó, ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ có 2 giai đoạn chính, thường xảy ra ở những người hút thuốc lâu năm:
Ung thư phổi giai đoạn hạn chế
Tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở một bên lá phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở trên cùng bên một ngực.
Ung thư phổi giai đoạn mở rộng
Các khối u ác tính đã lan rộng ra các bộ phận khác:
Theo thống kê cho thấy tại thời điểm chẩn đoán, có đến 2/3 số người mắc ung thư tế bào nhỏ đã ở giai đoạn mở rộng này.
Các triệu chứng của bệnh ung thư phổi này tương tự nhau, những biểu hiện ban đầu của bệnh có thể nhận thấy như sau:
Ở giai đoạn đầu của căn bệnh, bệnh nhân cũng có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, viêm phổi hoặc viêm phế quản. Khi các khối u lan rộng, hàng loạt các triệu chứng khác sẽ xuất hiện và phụ thuộc vào vị trí của các khối u mới hình thành. Cụ thể hơn như sau:
Ngoài ra, khi các khối u xuất hiện tại đỉnh phổi có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dễ dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ dần, một bên mặt có thể không đổ mồ hôi và cảm thấy đau nhức vai. Tất cả những triệu chứng này được gọi chung là hội chứng Horner. Nếu như các khối u đè lên các tĩnh mạch lớn, làm nhiệm vụ vận chuyển máu ở đầu, cánh tay và tim dễ dẫn đến tình trạng sưng tại mặt, cổ, phần ngực trên và cả cánh tay.
Bên cạnh đó, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cả cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên hàng loạt triệu chứng gọi là hội chứng Paraneoplastic hay còn gọi là hội chứng cận ung thư, bao gồm các dấu hiệu sau:
Người bệnh nên vận động nhiều hơn, tránh tình trạng ù lì để giúp đẩy lùi nguy cơ u ác tính ở vùng hô hấp.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, không có phương pháp nào ngăn ngừa ung thư ác tính ở phổi tuyệt đối, tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
Nếu ai chưa bao giờ hút thuốc, xin đừng thử hút dù chỉ một lần. Nếu đã hút thuốc lá trong nhiều năm, hãy dừng lại ngay. Bên cạnh đó, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc ngay cả với khói thuốc bằng cách khuyên nhủ, vận động người thân không hút thuốc lá. Ngoài ra, nên chủ động đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và hạn chế đến các khu vực có nhiều người hút thuốc lá chẳng hạn như: Quán bar, quán cà phê, nhà hàng…
Hãy đảm bảo chúng luôn ở ngưỡng an toàn.
Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có các chất độc hại, làm tăng nguy cơ ung thư ác tính ở trong phổi, hãy thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân mình không tiếp xúc với chúng. Những biện pháp phòng ngừa này như: Đeo khẩu trang bảo hộ, mặc đồ bảo hộ, mang găng tay bảo hộ…
Chúng ta nên thay đổi thực đơn đa dạng hơn với các loại rau củ quả tươi, nên hạn chế thịt đỏ cũng các loại thịt đã qua chế biến sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi.
Các nguy cơ mắc bệnh cùng nhiều loại ung thư sẽ giảm đi khi chúng ta vận động thường xuyên. Hãy luôn cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày và với bất kỳ hình thức nào phù hợp với mình như: Đi bộ, đạp xe đạp, yoga, nhảy dây và bơi lội… Bên cạnh đó, nên tích cực trồng nhiều cây xanh sẽ giúp không khí trong lành và dễ chịu hơn rất nhiều!
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.