Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những bất thường về thần kinh, thị lực… ở trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh u sọ hầu. Vậy bệnh u sọ hầu là gì? Có nguy hiểm không?
Cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.
Hệ thần kinh trung ương là nơi mà tất cả các chức năng quan trọng của cơ thể được kiểm soát, có cấu tạo gồm não và tuỷ sống. Bộ não là trung tâm của mọi suy nghĩ, trí nhớ và cảm xúc. Nó cũng đồng thời kiểm soát 5 giác quan: Khứu giác, xúc giác, vị giác, thính giác và thị giác. Não bộ còn kiểm soát vận động và các chức năng cơ bản khác, bao gồm ý thức, nhịp tim, tuần hoàn và hô hấp. Tủy sống được tạo thành từ nhiều dây thần kinh mang thông tin từ cơ thể đến não và theo chiều ngược lại.
Khối u sọ hầu thường nằm chèn ở vùng não bộ ngay trên hố yên (còn gọi là hố chứa tuyến yên). Tuyến yên là một tuyến quan trọng trong não, thường được gọi là "nhạc trưởng của dàn hợp xướng nội tiết" vì nó sản sinh ra nhiều hormone khác nhau để chi phối các hoạt động chức năng của cơ thể. Phía trên khu vực này là các dây thần kinh thị giác và vùng dưới đồi, một tuyến làm nhiệm vụ kiểm soát cơn đói, nhiệt độ cơ thể, sự khát nước, giấc ngủ, sự mệt mỏi và nhiều hành vi khác.
U sọ hầu là một loại u hệ thần kinh trung ương. Một khối u hệ thần kinh trung ương có thể lành tính hoặc ác tính. Khối u ác tính (hay ung thư) thường phát triển nhanh, có thể di căn sang nhiều bộ phận khác của cơ thể. Khối u lành tính thường phát triển chậm hơn và không di căn. U sọ hầu ở trẻ em thuộc dạng khối u lành tính thường phát triển chậm, rất hiếm khi di căn.
Khối u sọ hầu có thể ở dạng rắn hoặc dạng nang hoặc cả hai. U dạng nang mang bản chất như một cái túi chứa chất lỏng được tạo ra bởi chính khối u. Phần rắn của khối u thường là những vùng chứa canxi có thể dễ dàng nhìn thấy khi chụp CT. Phần nang của khối u thường chứa một lượng protein rất cao.
U sọ hầu chiếm khoảng 6% trong các bệnh u não ở trẻ em. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 5 - 14 tuổi, nhưng mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh.
Theo Báo cáo Thống kê: “U não nguyên phát và các khối u hệ thần kinh trung ương khác được chẩn đoán tại Hoa Kỳ từ năm 2011 - 2015”, tỷ lệ sống sau 5 năm và tỷ lệ sống sau 10 năm đối với trẻ em bị u sọ hầu là cao hơn 90%.
Điều quan trọng cần chú ý là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót của trẻ em bị u sọ hầu chỉ là ước tính. Cơ sở để đưa ra ước tính này dựa trên dữ liệu thống kê thu được về số trẻ mắc bệnh tại Hoa Kỳ hằng năm. Đồng thời, các chuyên gia thống kê số liệu sau mỗi 5 năm. Do đó, số liệu thống kê trên không thể hiện được hết kết quả của các tiến bộ trong chẩn đoán hoặc điều trị trong khoảng thời gian ít hơn 5 năm.
Nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh u sọ hầu ở trẻ em có thể do thay đổi nội tiết tố, áp lực tăng lên dần dần trong não thất, hoặc do khối u chèn ép dây thần kinh và mạch máu làm những vùng não khu vực đó không thể hoạt động bình thường. U sọ hầu thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đã có dấu hiệu và triệu chứng.
Trẻ bị bệnh có thể gặp các triệu chứng hoặc dấu hiệu sau:
Các triệu chứng bệnh u sọ hầu cụ thể trên từng cơ quan bao gồm:
Nếu bạn lo lắng về bất kỳ thay đổi nào ở trên mà con bạn gặp phải, hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh bằng nhiều phương pháp hiện đại.
Nếu được chẩn đoán u não, cụ thể hơn là u sọ hầu, việc giảm nhẹ các triệu chứng cho trẻ là một phần quan trọng trong khâu chăm sóc và điều trị. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ, thường bắt đầu sớm ngay sau khi chẩn đoán và được kéo dài suốt quá trình điều trị. Hãy chia sẻ với các bác sĩ và nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe về các triệu chứng mà con bạn gặp phải, cả những triệu chứng mới xuất hiện lẫn những thay đổi của triệu chứng hiện có.
Bệnh u sọ hầu ở trẻ em là một khối u lành tính, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Vì thế, đừng quá lo lắng mà hãy vững lòng cùng con vượt qua bệnh tật. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều bài viết hay về sức khỏe nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.