Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bởi tỷ lệ mắc phải ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ung thư cổ tử cung cũng như một số cách để phòng ngừa.
Ung thư cổ tử cung là ung thư có nguồn gốc từ các tế bào của cổ tử cung, thường phát triển chậm theo thời gian. Trước khi ung thư cổ tử cung xuất hiện, các tế bào ở cổ tử cung trải qua những biến đổi được gọi là loạn sản, khi đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện ở mô cổ tử cung. Theo thời gian, nếu không bị cơ thể tiêu diệt hoặc loại bỏ, các tế bào bất thường này có thể trở thành tế bào ung thư và bắt đầu phát triển hơn, lan sâu hơn vào cổ tử cung và các khu vực xung quanh. Vậy ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Trước khi giải đáp ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các giai đoạn của căn bệnh này. Giai đoạn ung thư mô tả mức độ bệnh ung thư phát triển trong cơ thể, đặc biệt cho biết liệu ung thư có lan rộng từ nơi nó hình thành đến các bộ phận khác của cơ thể hay không. Giai đoạn ung thư là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Ngoài 4 giai đoạn kể trên, ung thư cổ tử cung còn một giai đoạn khác đó là tái phát. Ung thư có thể tái phát ở cổ tử cung hoặc dưới dạng khối u di căn ở các bộ phận khác của cơ thể. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để giúp xác định nơi ung thư đã quay trở lại trong cơ thể, liệu nó có lan rộng hay không và lan rộng bao xa. Phương pháp điều trị áp dụng đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung tái phát sẽ phụ thuộc vào mức độ lan rộng của nó.
Nếu chẳng may bạn được chẩn đoán mắc phải ung thư cổ tử cung, bạn thường hoang mang, lo sợ rằng ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không cũng như cơ hội sống sót khi mắc bệnh. Kết quả hoặc diễn biến có thể xảy ra của bệnh được gọi là tiên lượng.
Tiên lượng của bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Các bác sĩ ước tính tiên lượng ung thư cổ tử cung bằng cách sử dụng số liệu thống kê được thu thập trong nhiều năm từ những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm cho biết bao nhiêu phần trăm số người mắc cùng loại và cùng giai đoạn ung thư cổ tử cung còn sống sau 5 năm kể từ khi bệnh ung thư được chẩn đoán, so với những người trong tổng dân số. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với bệnh ung thư cổ tử cung như sau:
Phải mất vài năm mới thấy được hiệu quả của các phương pháp điều trị mới và tốt hơn, vì vậy những tác động này có thể không được phản ánh trong số liệu thống kê tỷ lệ sống sót hiện tại. Bởi vì số liệu thống kê tiên lượng dựa trên nhiều nhóm người nên chúng không thể được sử dụng để dự đoán chính tiên lượng đối với từng bệnh nhân. Bác sĩ là người biết rõ nhất về tình trạng của bệnh nhân và sẽ đánh giá tiên lượng bệnh chính xác nhất.
Ung thư cổ tử cung có khả năng phòng ngừa cũng như tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm. Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV, sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ và tuân thủ điều trị khi cần thiết.
Tiêm vắc xin HPV được xem là biện pháp an toàn và hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV đem lại hiệu quả bảo vệ cao nhất khi được tiêm trước khi người tiêm bắt đầu hoạt động tình dục. Những người đã quan hệ tình dục có thể nhận được ít lợi ích hơn từ vắc xin là do những người có quan hệ tình dục có thể đã tiếp xúc với một số loại HPV mà vắc xin có thể bảo vệ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm vắc xin HPV định kỳ cho bé gái và bé trai ở độ tuổi 11 hoặc 12 và có thể tiêm vắc xin bắt đầu từ 9 tuổi. Đối với những thanh thiếu niên chưa được tiêm vắc xin trong độ tuổi khuyến nghị, có thể tiêm vắc xin HPV cho đến 26 tuổi. Một số người lớn trong độ tuổi từ 27 đến 45 chưa tiêm vắc xin có thể quyết định tiêm vắc xin HPV sau khi trao đổi với bác sĩ về nguy cơ nhiễm virus HPV mới.
Vì tiêm phòng HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV có thể gây ung thư cổ tử cung nên việc sàng lọc định kỳ vẫn rất quan trọng. Hai xét nghiệm sàng lọc được sử dụng rộng rãi là xét nghiệm HPV và xét nghiệm tế bào học (còn được gọi là phết tế bào Pap). Những xét nghiệm này có thể phát hiện các trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao cũng như những thay đổi tế bào bất thường và tiền ung thư có thể được điều trị trước khi chúng chuyển thành ung thư. Vì vậy, những mỗi người phụ nữ nên xét nghiệm sàng lọc thường xuyên bắt đầu từ độ tuổi 20, hoặc sau khi đã quan hệ tình dục.
Bao cao su có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể làm giảm nguy cơ lây truyền virus HPV. Tuy nhiên, nó không ngăn chặn HPV hoàn toàn và việc tiếp xúc với virus HPV vẫn có thể xảy ra ở những vùng không được bao cao su che chắn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và các vấn đề xung quanh bệnh. Vì mức độ nghiêm trọng của bệnh, việc phòng ngừa ngay từ ban đầu sẽ giúp bảo vệ bạn tránh khỏi mắc phải căn bệnh này.