Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chỉ số PAP là gì? Đối tượng nào nên xét nghiệm PAP?

Ngày 22/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

PAP là chỉ số quan trọng giúp tầm soát tổn thương của tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Chỉ số PAP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Điều này giúp mang lại cơ hội chữa bệnh hiệu quả hơn cho bệnh nhân. Vậy xét nghiệm PAP là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chất lượng cuộc sống càng được nâng cao, con người càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình hơn. Chỉ số PAP không còn xa lạ trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Vậy chỉ số PAP là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm PAP?

Xét nghiệm PAP là gì?

Xét nghiệm PAP hay còn được biết đến là xét nghiệm PAP smear, phết tế bào cổ tử cung, phết PAP. Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp tầm soát và phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.

Xét nghiệm này đã được thực hiện trên thế giới hơn 70 năm. Đây là xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào của cổ tử cung và phết trực tiếp lên tấm lam kính, gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích kết quả dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm PAP có độ nhạy trong khoảng 50 - 75% và độ đặc hiệu từ 80 - 90%, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Ngoài chỉ số PAP, cần phải thực hiện thêm các phương pháp khác như nội soi và sinh thiết cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ để khẳng định bệnh nhân có bị ung thư cổ tử cung hay không.

Chỉ số PAP là gì? Đối tượng nào nên xét nghiệm PAP? 1
Xét nghiệm PAP có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Đối tượng nào nên xét nghiệm chỉ số PAP?

Không phải ai cũng cần xét nghiệm PAP, ngoại trừ những đối tượng có yếu tố nguy cơ sau đây nên thường xuyên kiểm tra chỉ số PAP để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời:

  • Người bị nhiễm HIV.
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm do hóa trị, sử dụng thuốc kháng viêm mạnh corticosteroid trong thời gian dài, người ghép nội tạng.
  • Người bị phơi nhiễm với DES (diethylstilbestrol - một estrogen dạng tổng hợp được dùng cho người có khối u nhạy cảm với hormone như ung thư vú) trước khi sinh.
  • Người có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hoặc kết quả phết PAP tìm thấy tế bào tiền ung thư.

Việc thực hiện xét nghiệm chỉ số PAP diễn ra nhanh chóng và đơn giản, thường mất vài phút. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám với một số câu hỏi như:

  • Các biện pháp tránh thai bạn đang sử dụng.
  • Có đang mang thai hay không?
  • Các loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của bạn kết thúc vào ngày nào? Chu kỳ thường kéo dài bao lâu?
  • Các phẫu thuật hoặc thủ tục khác liên quan đến cơ quan sinh sản bạn đã từng thực hiện.
  • Đã từng kiểm tra chỉ số PAP chưa và kết quả như thế nào?
  • Có sử dụng thuốc lá không?
Chỉ số PAP là gì? Đối tượng nào nên xét nghiệm PAP? 2
Người bị nhiễm HIV cần thường xuyên theo dõi chỉ số PAP

Nên làm gì trước khi xét nghiệm chỉ số PAP?

Để chắc chắn rằng kết quả xét nghiệm chỉ số PAP chính xác nhất, trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Nên đi vệ sinh trước khi tiến hành xét nghiệm PAP vì nếu bàng quang đầy nước tiểu sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
  • Không nên sử dụng băng vệ sinh hoặc thuốc đặt âm đạo hay thụt rửa âm đạo từ 2 - 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm để tránh rửa trôi những tế bào bất thường, gây sai lệch kết quả.
  • Không quan hệ tình dục từ 2 - 3 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Thời điểm vàng để kiểm tra chỉ số PAP là sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt ít nhất 5 ngày. Tuy nhiên, xét nghiệm này vẫn có thể được thực hiện trong những ngày kinh nguyệt, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tránh những ngày này để kết quả đạt được là chính xác nhất.

Cần làm gì sau khi xét nghiệm chỉ số PAP?

Sau khi thực hiện xét nghiệm chỉ số PAP, bạn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên có thể xảy ra hiện tượng chảy máu âm đạo, bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng này. Nhưng nếu trường hợp máu chảy quá nhiều, bạn phải thông báo với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và chỉ định kịp thời.

Nếu kết quả chỉ số PAP tìm thấy các tế bào bất thường và xét nghiệm HPV dương tính, bác sĩ có thể chỉ định thêm cho bạn một hoặc nhiều xét nghiệm khác bổ sung để xác định chính xác bệnh. Kết quả chỉ số PAP có thể bị “âm tính giả” khi không phát hiện được các tế bào cổ tử cung bất thường.

Việc sàng lọc thường xuyên là vô cùng quan trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất thực hiện xét nghiệm chỉ số PAP. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết tất cả những thay đổi cổ tử cung có thể được tìm thấy thông qua sàng lọc thường xuyên và điều trị trước khi chúng tiến triển xấu thành ung thư.

Chỉ số PAP là gì? Đối tượng nào nên xét nghiệm PAP? 3
Sau khi kiểm tra chỉ số PAP, bạn có thể sinh hoạt bình thường

Sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung thông qua xét nghiệm PAP có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Với những thông tin trong bài viết trên, Long Châu hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số PAP. Nên kiểm tra chỉ số này thường xuyên nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ kể trên để bảo vệ sức khỏe bản thân bạn nhé!

Hãy theo dõi các bài viết với những chủ đề sức khỏe khác nhau trên website của Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm