Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vùng đầu cổ. Ung thư thanh quản giai đoạn đầu không có những triệu chứng rõ ràng đặc biệt nghiêm trọng, do vậy bệnh nhân thường chủ quan bỏ qua hay lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác mà không điều trị kịp thời.
Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết trong năm 2012 có khoảng 12 ngàn 360 bệnh nhân ung thư thanh quản trong đó có tới 9 ngàn 840 bệnh nhân nam và 2 ngàn 520 bệnh nữ) và khoảng 3 ngàn 650 trường hợp tử vong (2 ngàn 880 nam và 770 nữ).
Ở Việt Nam, bệnh nhân ung thư thanh quản có số lượng nhiều ở các bệnh ung thư vùng đầu cổ chỉ sau bệnh nhân ung thư vòm họng. Tỷ lệ bệnh nhân duy trì sự sống sau 5 năm mắc bệnh ung thư thanh quản là 60%. Vì vậy ung thư thanh quản là bệnh ung thư nguy hiểm.
Tác nhân hình thành nên các tế bào ung thư thanh quản là một quá trình có liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng khoảng 90% tác nhân xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây ung thư. Đứng đầu trong số những yếu tố này là khói thuốc lá.
Hơn 90% ung thư thanh quản là loại ung thư được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCCA) và hơn 95% bệnh nhân có SCCA ở thanh quản là người đã từng hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ vào sự phát triển ung thư bằng cách gây đột biến hoặc thay đổi cấu trúc gen, ảnh hưởng đến hoạt động đào thải các chất gây ung thư trong chu trình hô hấp, làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Để đánh giá việc tiếp xúc với thuốc lá, người ta sử dụng phương pháp đo lường số lượng sử dụng gói thuốc trong một năm.
Bệnh nhân có thói quen hút thuốc một gói mỗi ngày trong một năm được tính số lượng là một gói/năm. Hai gói/năm được xác định bệnh nhân sử dụng từ một hoặc hai gói mỗi ngày trong hai năm, hay hai gói mỗi ngày trong một năm (nếu số gói/năm nhiều hơn thì được xác định bằng cách sử dụng tỷ lệ tương tự.) Tùy thuộc vào số lượng gói/năm hút thuốc, nhiều nghiên cứu báo cáo rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao hơn những người không hút là 5-35 lần.
Ngoài ra, thời gian tiếp xúc với khói thuốc lá được xác định là yếu tố quan trọng dẫn đến ung thư thanh quản hơn là độ đậm đặc của khói thuốc mà bệnh nhân hít vào (số thuốc lá hút trực tiếp hay khói thuốc lá hít gián tiếp).
Rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Rượu có tác dụng như một chất hoạt hóa quá trình gây ung thư, làm tăng tác hại của thuốc lá. Đặc biệt, những người có thói quen vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn tổng nguy cơ khi chỉ hút thuốc hoặc chỉ thường xuyên uống rượu. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên hạn chế lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày.
Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư thanh quản bao gồm một số loại virus, chẳng hạn như virus gây u nhú ở người (HPV) và sự trào ngược axit. Lúc này hiệu quả của vitamin A và Beta-carotene có thể đóng vai trò bảo vệ.
Trong bệnh ung thư thanh quản, dấu hiệu thường phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u. Các triệu chứng khởi đầu thường gặp, bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Điều trị ung thư thanh quản được quyết định sau khi bệnh nhân đã thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để xác định giai đoạn bệnh. Điều trị đặc hiệu phụ thuộc vào vị trí, kích thước và giai đoạn của tế bào ung thư. Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc phối hợp các phương pháp trên. Ngay cả đối với những bệnh nhân đối đầu và vượt qua ung thư thanh quản, hậu quả vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói, sự hô hấp hay hoạt động nhai nuốt thức ăn.
Đây là một bệnh có thể phòng ngừa, vì các yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh liên quan đến những thói quen có thể sửa đổi được. Bạn đọc không nên tiếp xúc với khói thuốc lá và hạn chế uống rượu để giảm nguy cơ bệnh, khi có bất thường vùng họng miệng, cổ đến khám chuyên khoa để sớm phát hiện.
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.