Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Triệu chứng ung thư thanh quản giai đoạn 2 thường chưa biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết những triệu chứng quan trọng của ung thư thanh quản giai đoạn 2 để sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ung thư thanh quản giai đoạn 2 là một thách thức lớn cho sức khỏe của mỗi người. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện. Nhận biết triệu chứng ung thư thanh quản giai đoạn 2 giúp bạn có khả năng phát hiện sớm và được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ung thư thanh quản có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong thanh quản, bao gồm vùng thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. Giai đoạn của ung thư thanh quản có thể ảnh hưởng đến triệu chứng và tình trạng của bệnh nhân.
Thượng thanh môn: Là một khu vực nằm phía trên dây thanh âm. Nó nằm trong phạm vi nắp thanh môn, bao gồm cả phần trên và phần dưới của xương móng. Nắp thanh môn có chức năng mở và đóng tạm thời khi ta nhai hoặc nuốt thức ăn. Chức năng này giúp đảm bảo rằng thức ăn không bị lọt vào đường thở phía trước.
Thanh môn: Là vùng chứa dây thanh âm thật, bao gồm cả hai dây thanh âm. Đây là nơi sản sinh âm thanh và quảng cáo thông qua việc điều chỉnh độ căng và độ rung của dây thanh âm.
Hạ thanh môn: Nằm dưới vùng thanh môn và kéo dài đến bờ dưới của sụn nhẫn. Sụn nhẫn là một vòng sụn bao quanh khí quản và đóng vai trò là ranh giới dưới cùng của hệ thống xương thanh quản. Hình dạng của sụn nhẫn giống như một chiếc nhẫn mặt vuông và nó nằm ở phía dưới sụn giáp.
Bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn 2 thường trải qua một số triệu chứng rõ ràng hơn so với giai đoạn 1 như thay đổi trong giọng nói, ho kéo dài và các triệu chứng khác. Nguyên nhân của sự thay đổi này thường liên quan đến việc tăng kích thước của khối u, khiến nó ảnh hưởng đến chức năng của thanh quản.
Hệ thống phân giai đoạn ung thư thanh quản phổ biến nhất được áp dụng hiện nay là hệ thống TNM, được dựa theo hướng dẫn của Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC - American Joint Committee on Cancer). Hệ thống này phân chia ung thư thanh quản thành 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Giai đoạn càng cao thường đồng nghĩa với việc ung thư lan rộng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.
Các giai đoạn của ung thư thanh quản khác nhau tùy thuộc vào vị trí trong thanh quản:
Giai đoạn thượng thanh môn (Phân đoạn: T2, N0, M0):
Phân đoạn T2: Khối u đã xâm lấn vào niêm mạc của vùng lân cận hạ thanh môn hoặc thanh môn hoặc một phần ngoài thượng thanh môn, nhưng chưa cố định thanh quản. Đây là giai đoạn khi ung thư bắt đầu lan tỏa ra khỏi vị trí gốc.
Phân đoạn N0: Ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết lân cận.
Phân đoạn M0: Ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Giai đoạn thanh môn (Phân đoạn: T3, N0, M0):
Phân đoạn T3: Khối u đã lan đến thượng thanh môn và/hoặc hạ thanh môn và/hoặc làm hạn chế khả năng vận động của dây thanh. Tại đây, ung thư đã có sự ảnh hưởng lớn hơn đến cấu trúc thanh quản.
Phân đoạn N0: Ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết lân cận.
Phân đoạn M0: Ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Giai đoạn hạ thanh môn (Phân đoạn: T2, N0, M0):
Phân đoạn T2: Khối u đã lan đến 1 hoặc 2 dây thanh, với dây thanh cử động bình thường hoặc suy giảm (không cố định dây thanh). Ở đây, ung thư đã tác động trực tiếp lên dây thanh âm và chức năng thanh quản.
Phân đoạn N0: Ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết lân cận.
Phân đoạn M0: Ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Những phân đoạn này giúp xác định mức độ phát triển và lan rộng của ung thư thanh quản, và chúng có vai trò quan trọng trong việc quyết định phương pháp điều trị và dự đoán kết quả của bệnh.
Ung thư thanh quản giai đoạn 2 có thể xuất hiện một số triệu chứng, như:
Thay đổi giọng nói: Bạn có thể thấy giọng nói của mình thay đổi, giọng khàn đặc bất thường.
Khàn tiếng: Một biểu hiện phổ biến là khàn tiếng, khi giọng nói trở nên yếu và không rõ ràng.
Đau họng dai dẳng: Đau họng kéo dài và khó điều trị.
Nuốt đau, nuốt khó: Cảm giác đau hoặc khó khăn trong quá trình nuốt thức ăn hoặc nước uống.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác có thể xuất hiện, như sụt cân không rõ nguyên nhân và khó thở. Tuy giai đoạn 2 tiến triển hơn so với giai đoạn 1, nhưng triệu chứng vẫn chưa biểu hiện rõ và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, đối với những người trên 45 tuổi có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài và không phản ứng tích cực sau điều trị nội khoa thông thường, bác sĩ khuyên nên đến bệnh viện để kiểm tra và tầm soát. Phát hiện ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm giúp lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và tăng khả năng hồi phục.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.