Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

U nang dây thanh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ

U nang dây thanh là một trong các tổn thương dây thanh âm. Vậy bạn đã biết u nang dây thanh là gì? Và nhiều người cũng thắc mắc rằng: U nang dây thanh có nguy hiểm không?

Tổn thương dây thanh lành tính là sự tăng trưởng của khối u nhưng không phải ung thư. Tổn thương này hình thành các nốt, polyp và u nang ở dây thanh quản có thể hình thành trên một hoặc cả hai dây thanh âm. Hầu hết các tổn thương hình thành là do lạm dụng giọng nói, giọng hát của mình. Các phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp giọng nói, thay đổi hành vi để cải thiện sức khỏe giọng nói và phương pháp phẫu thuật.

U nang dây thanh là gì?

Dây thanh âm là hai dải cơ và mô rung bên trong thanh quản. Chúng kết hợp với nhau và rung động để tạo ra âm thanh khi nói, hát hoặc sử dụng giọng nói của mình theo nhiều cách khác nhau. Các tổn thương trên dây thanh âm có thể làm thay đổi giọng nói, gây khó khăn hoặc thậm chí đau đớn khi nói hoặc hát.

Các tổn thương lành tính bao gồm các nốt dây thanh, polyp và u nang. U nang dây thanh là những khối u có một túi bao quanh phần trung tâm chứa đầy chất lỏng hoặc dạng bán lỏng. Có hai loại u nang dây thanh: U nang giữ chất nhầy và u nang biểu bì (bã nhờn). U nang dây thanh ít gặp hơn so với các dạng tổn thương khác là các nốt dây thanh và polyp dây thanh . Tuy nhiên các triệu chứng gây ra tổn thương dây thanh xảy ra tương tự nhau.

U nang dây thanh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 2
U nang dây thanh có nguy hiểm không?

Triệu chứng của u nang dây thanh

Triệu chứng phổ biến nhất của các dạng tổn thương dây thanh âm là khàn giọng. Tuy nhiên, các triệu chứng phụ thuộc vào kích thước của tổn thương và mức độ nó cản trở việc mở, đóng và độ rung của dây thanh âm. U nang dây thanh có nguy hiểm không? Đầu tiên, hãy tìm hiểu các triệu chứng của u nang dây thanh:

  • Khàn tiếng;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Mất giọng;
  • Mất âm vực;
  • Ho thường xuyên;
  • Đau cổ họng hoặc đau lan từ tai này sang tai khác.

U nang dây thanh hiếm khi gây ra các triệu chứng thở rít, sặc, cảm giác ứ nước hoặc khó nuốt. Do đó nếu thấy có các dấu hiệu này nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây u dây thanh

U nang dây thanh được hình thành trong thời gian dài do sử dụng giọng nói quá mức hoặc sử dụng dây thanh âm không đúng cách. Khi nói hoặc hát trong thời gian dài, la hét hoặc căng giọng đều có thể khiến dây thanh âm bị kích thích và viêm, cuối cùng là gây ra tổn thương. Các đối tượng thường xuyên sử dụng dây thanh quá mức là: Các ca sĩ chuyên nghiệp, giáo viên, huấn luyện viên, nhân viên bán hàng,... đều có thể dễ mắc u nang dây thanh.

U nang dây thanh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 3
Ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên,... là các đối tượng dễ mắc u nang dây thanh

Ngoài ra có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ dễ bị tổn thương hoặc trầm trọng hơn tình trạng u nang dây thanh, bao gồm:

  • Hút thuốc;
  • Viêm xoang;
  • Dị ứng;
  • Suy giáp;
  • Trào ngược dạ dày (GERD);
  • Uống quá nhiều rượu hoặc caffeine;
  • Sử dụng giọng nói khi bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra u nang dây thanh có thể hình thành nếu một tuyến trong dây thanh bị tắc nghẽn hoặc các mảnh vụn tế bào bị mắc kẹt bên trong mô dây thanh.

U nang dây thanh có nguy hiểm không?

U nang dây thanh có nguy hiểm không? Câu trả lời là tiên lượng bệnh phụ thuộc vào loại tổn thương và mức độ ảnh hưởng đến dây thanh của bạn. Các u nang dây thanh không được điều trị có thể gây tổn thương lâu dài cho dây thanh âm của bạn. Bởi vì các u nang này có thể vỡ ra, gây ra các biến chứng.

Hiện nay việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ u nang, tiên lượng thường rất tốt. Bên cạnh việc phẫu thuật, liệu pháp giọng nói và nghỉ ngơi, có thể giúp giọng nói của bạn trở lại bình thường.

Các u nang dây thanh thường là lành tính, có nghĩa là sẽ không gây tổn thương khắp cơ thể như khối u ác tính. Tuy nhiên, u nang dây thanh có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Đặc biệt là nếu giọng hát, giọng nói là sự nghiệp quan trọng của bạn thì khi mắc u nang dây thanh sẽ khiến bạn cảm thấy rất nghiêm trọng.

U nang dây thanh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 4
U nang dây thanh là khối u lành tính

Điều trị u nang dây thanh

U nang dây thanh là u lành tính. Vậy u nang dây thanh có nguy hiểm không? Theo thông tin đã cung cấp ở trên thì u nang dây thanh không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống cũng như sự nghiệp của bạn. Vậy các phương pháp điều trị như thế nào?

Việc điều trị được thực hiện sau khi chẩn đoán chính xác bằng phương pháp nội soi thanh quản. Các phương pháp điều trị hiện nay như sau:

Liệu pháp giọng nói

Bác sĩ có chuyên môn về mảng ngôn ngữ - bệnh học sẽ điều trị bằng các buổi trị liệu bằng giọng nói. Liệu pháp giọng nói này sẽ dạy người bệnh cách sử dụng đúng cách dây thanh âm. Nhờ đó dây thanh có thể lành lại. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể hướng dẫn cách ngăn ngừa tổn thương trong tương lai.

Điều trị nội khoa

Thuốc kháng viêm corticosteroid sẽ được dùng để làm giảm các triệu chứng viêm và sưng. Việc dùng thuốc kháng viêm cũng giúp cho u nang được dễ chẩn đoán hơn khi các chỗ viêm xung quanh được giải quyết. Liều thuốc kháng viêm sẽ giảm dần khi tình trạng cải thiện sau khoảng 2 tuần nghỉ ngơi kèm uống thuốc điều trị. Nghỉ ngơi có nghĩa là không sử dụng giọng nói trong 2 tuần điều trị.

Phẫu thuật

Khi liệu pháp giọng nói thất bại thì cần tiến hành phương pháp phẫu thuật nội soi. Đôi khi các tổn thương ở mức độ nặng ngay từ ban đầu thì bắt buộc phải phẫu thuật.

Phương pháp này cần tính chính xác và tỉ mỉ cực kì cao. Bởi vì bác sĩ phải thận trọng bóc tách khối u mà không làm xơ sẹo hay ảnh hưởng các phần còn lại. Mọi xâm lấn đều ở mức tối thiểu nhất. Có thể sẽ cần trị liệu bằng giọng nói sau phẫu thuật để giảm nguy cơ kích ứng dây thanh và phát triển các tổn thương mới.

U nang dây thanh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 5
Việc phẫu thuật cần tiến hành tỉ mỉ và chính xác để tránh làm tổn thương dây thanh

Ngoài điều trị với tại bệnh viện, các phương pháp chăm sóc y tế tại nhà để nâng cao hiệu quả cũng cần được thực hiện như:

  • Thay đổi lối sống: Bỏ hút thuốc, giảm căng thẳng và cải thiện chế độ ăn uống của bạn có thể bổ sung cho liệu pháp giọng nói. Nhờ đó sẽ giảm bớt các triệu chứng và chữa lành tổn thương dây thanh.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Các vấn đề làm nặng thêm tình trạng bệnh cũng cần được điều trị chẳng hạn như: Trào ngược dạ dày, dị ứng, viêm xoang,...

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được: U nang dây thanh có nguy hiểm không? Đồng thời bạn cũng có thêm nhiều kiến thức để tự chăm sóc cho bản thân và gia đình mình. Hi vọng bạn luôn có giọng nói, giọng hát thật đẹp để sự nghiệp luôn phát triển. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin