Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi gia đình có người mắc bệnh ung thư vòm họng thì câu hỏi được mọi người quan tâm lúc này là ung thư vòm họng có lây không? Và làm cách nào để phòng tránh khả năng lây bệnh?
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính phát sinh từ các tế bào ở vòm họng, phần cao nhất của hầu họng. Ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc khá cao, đứng thứ 4 trong số các bệnh ung thư nói chung.
Nguyên nhân của ung thư vòm họng được phát hiện là nằm các tế bào của vòm họng phát triển đột biến gen. Những đột biến này dẫn đến các tế bào phát triển không kiểm soát và không chết đi. Dần dần, các tế bào tiếp tục phát triển thành một khối u trong cổ họng.
Câu hỏi ung thư vòm họng có lây không thường được đặt ra khi một người thân được chẩn đoán mắc bệnh này. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng, nhưng chắc chắn truyền nhiễm không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh ung thư vòm họng không lây nên không thể truyền từ người này sang người khác. Có trường hợp trong gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư vòm họng, có thể được giải thích bởi một lối sống không tốt, ăn nhiều thực phẩm giàu nitrosamine (cá muối, thực phẩm lên men,...), dùng chung dụng cụ chăm sóc răng miệng, vùng họng.
Một số thông tin cho rằng quan hệ tình dục bằng miệng có thể gây ung thư hầu họng là không chính xác. Quan hệ tình dục chỉ có thể lây truyền virus HPV, một loại virus vòm họng giống virus EBV. Nghĩa là nếu có lây nhiễm thì chỉ có virus trên mới có thể gây ung thư vòm họng. Ngoài ra, thông tin ung thư vòm họng lây qua đường nước bọt là không chính xác.
Mặc dù ung thư vòm họng không lây nhưng có một số yếu tố lây nhiễm từ người này sang người khác làm tăng khả năng mắc bệnh. Vậy những yếu tố đó là gì thì mời các bạn theo dõi tiếp phần tiếp theo.
Các nhà khoa học cho rằng nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ ung thư hầu họng. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng mà virus Epstein-Barr còn là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh u lympho,…
Nguy hiểm hơn nữa là virus Epstein Barr có thể lây truyền từ người này sang người khác. Sự lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với người bệnh qua các chất dịch tiết của người bệnh, đặc biệt là nước bọt. Virus có thể lây truyền khi quan hệ tình dục, qua tinh dịch, máu hoặc qua cấy ghép nội tạng.
Bạn có thể bị nhiễm virus HPV theo những cách sau: Quan hệ tình dục với người nhiễm HPV. Ngoài ra, có một số yếu tố khác có thể khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm HPV cao hơn như: Quan hệ tình dục không an toàn, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu,...
Một khi bạn đã nhiễm vi rút HPV, sự lây nhiễm có thể tiếp tục phát triển và hình thành ung thư vòm họng nếu có các điều kiện sau: Hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, virus Herpes, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, hút nhiều thuốc lá.
Bạn có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh mắc ung thư vòm họng như sau:
Tóm lại, xây dựng lối sống lành mạnh như bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, thực hiện chế độ ăn ít muối, tăng cường ăn rau củ quả nhiều vitamin giúp hạn chế nguy cơ ung thư vòm họng. Cuối cùng, tự theo dõi các triệu chứng ung thư hầu họng liên quan đến HPV của bạn. Nếu xuất hiện triệu chứng nào dưới đây kéo dài quá 2 tuần bạn nên đi khám bác sĩ: Cổ sưng, đau tai, đau khi nuốt, khàn giọng, viêm họng, nổi hạch, sụt cân,...
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc ung thư vòm họng có lây không và cách phòng tránh.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp