Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc chắn có rất nổi nhiều lo lắng, sợ hãi và suy sụp nảy sinh khi biết mình mắc ung thư vòm họng và một trong những điều khiến bạn lo lắng đó là ung thư vòm họng sống được bao lâu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lương sống và cách nâng cao tuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu là một trong những câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, không có một con số cụ thể nào cho biết người bệnh sẽ sống được bao nhiêu năm mà chỉ có mốc thời gian (5-10 năm) được dự đoán dựa trên giai đoạn và sức khỏe của người bệnh.
Tiên lượng sống (hay thời gian sống của bệnh nhân ung thư vòm họng kể từ thời điểm chẩn đoán). Thời gian sống của các bệnh nhân ung thư vòm họng được quyết định bởi nhiều yếu tố kết hợp như:
Thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn? Giai đoạn của bệnh nhân tại thời điểm phát bệnh? Đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng sống của người bệnh. Ở giai đoạn 1 hoặc 2 được coi là thời điểm có cơ hội chữa khỏi bệnh và tiên lượng sống cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân ở giai đoạn 3 hoặc 4.
Khi bệnh được phát hiện và người bệnh tích cực điều trị bằng các phương pháp do bác sĩ chỉ định thì bệnh sẽ được hạn chế. Từ đó kéo dài thời gian sống của bệnh nhân hơn so với những trường hợp không tiến hành điều trị vì nhiều nguyên nhân như thiếu chi phí điều trị, bệnh nhân không muốn điều trị,...
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Với việc trải qua các phương pháp điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị hoặc hóa trị, người bệnh ít bị tác dụng phụ do thuốc thì thời gian phục hồi sau bệnh sẽ nhanh hơn và tiên lượng sống cao hơn.
Người mắc ung thư vòm họng ở độ tuổi trẻ thường có tiên lượng sống cao hơn so với bệnh nhân lớn tuổi.
Người bệnh có sức đề kháng tốt hơn sẽ chịu đựng được các tác dụng phụ phương pháp điều trịvà tác dụng phụ của thuốc tốt hơn nên tình trạng bệnh nhanh chóng cải thiện và thời gian sống sẽ cao hơn.
Ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn chính là ung thư vòm họng giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn cuối. Tương ứng giai đoạn bệnh từ nhẹ đến nặng, mức độ nguy hiểm ở từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh.
Đây là giai đoạn hình thành bệnh đầu tiên, tế bào ung thư mới hình thành thường có kích thước nhỏ hơn 2 cm. Ở giai đoạn này, bệnh nhân ít có triệu chứng cụ thể nên không dễ dàng phát hiện bệnh. Nếu bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì tiên lượng sống thêm 5 năm nữa có tỷ lệ hơn 80%. Vì tế bào ung thư mới xuất hiện có thể loại bỏ được và chưa di căn.
Ở giai đoạn 2, bệnh đã phát triển hơn, kích thước khối u tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên thời điểm này, tế bào ung thư chưa có khả năng di căn và gây bệnh cho các bộ phận khác nên tỷ lệ chữa khỏi trong giai đoạn 2 vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn 3 và 4. Tỷ lệ sống thêm 5 năm từ thời điểm chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 2 là khoảng 60%.
Giai đoạn 3 các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, có khả năng lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Đây được gọi là di căn từ ung thư vòm họng. do bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.
Di căn của ung thư vòm họng thường là những bộ phận gần đầu và cổ, chẳng hạn như khoang mũi, các hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 40%.
Giai đoạn cuối của ung thư vòm họng nguy hiểm nhất. Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ gây đau đớn cho người bệnh nhiều hơn. Giai đoạn cuối không còn khả năng chữa khỏi. Các phương pháp được áp dụng trong giai đoạn cuối đều nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian còn lại. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối rất ít. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ vài tháng sau khi chẩn đoán.
Những thống kê về tỷ lệ sống 5 năm sau chẩn đoán của bệnh nhân ung thưvòm họng nói trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể nói chính xác thời gian sống còn lại ở một người bị ung thư vòm họng là bao lâu. Do đó, bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ để tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống này với các biện pháp sau:
Khi mắc bệnh này, vùng mũi họng thường bị tổn thương, đây cũng là điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, virus tấn công. Do đó, bạn cần làm sạch vùng mũi họng bằng cách: Đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối ấm, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Vòm họng tiếp giáp với hầu họng nên để bảo vệ vòm họng thì bạn cũng cần chú ý tránh gây tổn thương hầu họng. Đồ ăn cay, chiên rán, dầu mỡ có thể gây kích ứng niêm mạc hầu họng, sưng tấy, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn tấn công gây bệnh. Vì vậy, bạn nên giữ mức tiêu thụ các loại thực phẩm này ở mức tối thiểu.
Hiệu quả của việc điều trị bệnh ung thưvòm họng phần lớn phụ thuộc vào sức khỏe chung của người bệnh. Vì vậy, hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của chính mình bằng một thói quen sống lành mạnh. Bạn nên đi ngủ sớm, dành nhiều nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng. Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện cho bản thân như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,...
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi ung thư vòm họng sống được bao lâu. Mong bạn luôn lạc quan để có thêm sức mạnh chiến đấu với căn bệnh này.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.