Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập xảy ra trong tiểu thùy của vú. Tiểu thùy là nơi tạo ra sữa. Hầu hết những người bị ung thư vú loại này còn có bất thường trong ống dẫn sữa.
Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập có nghĩa ung thư đã lan rộng đến các khu vực khác trong cơ thể. Bệnh có khả năng gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở phụ nữ từ 60 tuổi trở lên. Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập có khuynh hướng xảy ra ở lứa tuổi trễ hơn so với ung thư vú ống tuyến. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, liệu pháp hormone sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này.
Ung thư vú xuất hiện khi các tế bào tại vú bắt đầu phân chia và tăng trưởng theo cách bất thường.
Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập là loại ung thư vú bắt đầu ở các tiểu thùy (tuyến sản xuất sữa) của vú. Loại ung thư vú này chiếm tới 15% tất cả các trường hợp ung thư vú. “Xâm nhập” nghĩa là các tế bào ung thư đã lan tràn ra ngoài các tiểu thùy vào mô vú xung quanh.
Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất ở những phụ nữ lớn tuổi. Nam giới cũng có thể mắc ung thư vú tiểu thùy xâm nhập nhưng rất hiếm.
Đôi khi người ta thấy ung thư vú tiểu thùy xâm nhập đi cùng với các loại ung thư vú khác như là DCIS (ung thư biểu mô tuyến vú thể ống tuyến không xâm nhập) hoặc ung thư vú biểu mô ống tuyến xâm nhập.
Các triệu chứng có thể của ung thư vú tiểu thùy xâm nhập gồm:
Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập có thể không gây bất kỳ thay đổi rõ ràng nào tại vú, ví dụ như khối cứng có thể sờ được khi thăm khám thông thường.
Có một số bệnh nhân phát hiện ra mình mắc ung thư vú thể tiểu thùy xâm nhập khi đi khám tầm soát khi mà chưa có bất kì triệu chứng rõ rệt nào. Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập đôi khi có thể khó phát hiện trên phim chụp nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú) hơn các loại ung thư vú khác.
Đôi khi khó phát hiện vị trí và xác định kích thước của ung thư vú tiểu thùy xâm nhập khi chỉ dùng siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh nên bạn có thể được chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú. MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra một loạt ảnh bên trong cơ thể bệnh nhân. Chụp MRI không làm cơ thể phơi nhiễm với bức xạ của tia X.
Đôi khi chụp MRI có thể cung cấp ảnh chính xác hơn về kích thước và vị trí của khối u và xem ung thư vú tiểu thùy xâm nhập có ở hai khu vực của vú trở lên hay không. Cả hai vú sẽ được đánh giá trên phim MRI. Một số trường hợp, trên cùng một tuyến vú người bệnh có thể có từ hai u trở lên.
Phẫu thuật để loại bỏ khối u thường là điều trị đầu tay cho ung thư vú tiểu thùy xâm nhập. Loại phẫu thuật được khuyến nghị có thể là:
Nếu xem xét phẫu thuật bảo tồn vú thì bệnh nhân có thể được chỉ định chụp MRI để đánh giá kích thước của khối u (nếu bệnh nhân chưa chụp để chẩn đoán xác định trước đó). Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận kĩ với bệnh nhân về tình hình bệnh trước phẫu thuật.
Thậm chí sau chụp MRI, đôi khi rất khó ước tính kích thước của ung thư vú tiểu thùy xâm nhập trước phẫu thuật. Do vậy mà một số bệnh nhân đã được phẫu thuật bảo tồn vú có thể cần phẫu thuật lần thứ hai.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật lần thứ hai sẽ là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú. Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập có thể có đến 2 ổ trở lên trong tuyến vú. Nếu như vậy thì bác sĩ phẫu thuật có thể khuyến nghị cắt toàn bộ tuyến vú. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào vị trí của các khối u và kích thước của tuyến vú. Nếu bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật đoạn nhũ, bệnh nhân có thể xem xét đề nghị tái tạo vú.
Nhiều phụ nữ phẫu thuật đoạn nhũ mà không tái tạo vú chọn đeo túi độn ngực – như một tuyến vú giả lắp vừa bên trong áo ngực. Một số phụ nữ chọn không tái tạo vú và cũng không đeo túi độn ngực sau phẫu thuật đoạn nhũ.
Đội ngũ bác sĩ điều trị sẽ kiểm tra xem có hạch bạch huyết nào dưới cánh tay có chứa tế bào ung thư hay không. Điều này cùng với các đặc điểm khác của khối u sẽ giúp bác sĩ quyết định xem bệnh nhân có nên điều trị bổ trợ sau phẫu thuật hay không?
Sau khi phẫu thuật bạn có thể cần điều trị thêm được gọi là điều trị bổ trợ (bổ sung) và có thể bao gồm:
Mục đích của các điều trị này là giảm bớt nguy cơ các tế bào ung thư vú tái phát tại chỗ hoặc phát triển ung thư ở vú đối diện hoặc di căn tới cơ quan khác trong cơ thể. Mỗi bệnh nhân khác nhau thì có một phác đồ điều trị và lộ trình điều trị khác nhau. Đôi khi hóa trị hoặc liệu pháp nội tiết được thực hiện trước phẫu thuật, được gọi là điều trị tân bổ trợ.
Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi sau khi điều trị tại bệnh viện (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) kết thúc và được gọi là quá trình theo dõi sau điều trị. Cho dù bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn vú hoặc đoạn nhũ (có hoặc không tái tạo vú) thì điều quan trọng là bệnh nhân cần phải để ý tất cả các thay đổi nếu có ở vú, ngực hoặc khu vực xung quanh.
Có thể khó biết cảm giác của vú hoặc vết sẹo sẽ như thế nào với từng người. Khu vực xung quanh vết sẹo có thể cảm sẽ cứng, tê hoặc nhạy cảm hơn bình thường. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ để ý khu vực đó nhìn trông như thế nào hay cảm giác thế nào là bình thường. Bệnh nhân nên thường xuyên tự quan sát và khám vú của mình sau điều trị, khi có triệu chứng bất thường hãy trao đổi ngay với đội ngũ bác sĩ điều trị để phát hiện sớm di căn và tái phát.
Mắc ung thư vú ở một vú có nghĩa là nguy cơ phát triển ung thư ở vú còn lại (ung thư vú nguyên phát mới) cao hơn ở một số người chưa bao giờ bị ung thư vú. Với ung thư vú tiểu thùy xâm nhập, nguy cơ này có thể khá cao so với các loại ung thư vú khác tuy nhiên tổng thể vẫn còn rất thấp. Do vậy điều quan trọng là nhận thức được nhưng thay đổi ở vú còn lại và báo với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Bị chẩn đoán ung thư vú có thể là thời gian khó khăn và đáng sợ với bất kì ai. Có thể có những lúc bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập. Có nhiều người có thể hỗ trợ bạn nên đừng ngại ngần yêu cầu họ giúp đỡ nếu bạn cần. Một số người thấy hữu ích khi thảo luận cảm giác và mối lo của họ với điều dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn muốn nói kỹ về cảm giác hoặc mối lo âu của bạn trong thì bạn có thể cần gặp chuyên viên tư vấn hoặc nhà tâm lý học.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.