Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, khi nhắc đến Paracetamol, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Uống Paracetamol khi đói được không? Bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời chính xác nhất.
Uống Paracetamol khi đói được không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều độc giả. Để có cái nhìn chính xác nhất về chủ đề này, bạn đọc cần hiểu rõ về thuốc Paracetamol. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ lược về loại thuốc này trước bạn nhé.
Paracetamol là một hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, được biết đến với tên gọi khác là Acetaminophen. Trên thực tế, Paracetamol có thể được sử dụng là loại thuốc giảm đau hạ sốt thay thế cho Aspirin, song Paracetamol lại không có tác dụng chống viêm như Aspirin.
Paracetamol hầu như không gây tác động đến hệ tim mạch, hô hấp, không gây ảnh hưởng đến sự cân bằng acid - base trong cơ thể và cũng không gây chảy máu hay kích ứng dạ dày như một số loại thuốc có cùng tác dụng. 500mg là hàm lượng Paracetamol thường được sử dụng cho người lớn.
Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, phân bố ở hầu hết các mô của cơ thể, chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Ở liều điều trị thông thường, Paracetamol liên kết với huyết tương nhưng không đáng kể.
Chuyển hóa Paracetamol có sự khác nhau ở các nhóm đối tượng trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, nhũ nhi, trẻ nhỏ so với người lớn. Trong đó, dạng chuyển hóa thường gặp là dạng liên hợp sulfat.
Paracetamol thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau và sốt ở mức độ từ nhẹ đến vừa như đau đầu, sốt, đau răng, đau cơ, đau khớp… Thuốc cũng có tác dụng giảm đau đối với trường hợp người bệnh bị viêm khớp nhẹ, còn đối với những trường hợp viêm nặng hơn thì sử dụng Paracetamol sẽ không có hiệu quả.
Paracetamol chống chỉ định trong các trường hợp người mẫn cảm và dị ứng với thành phần Paracetamol, người có tiền sử mắc các bệnh lý về gan, người thường xuyên sử dụng chất kích thích.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra Paracetamol gây ra tác dụng không mong muốn với phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú. Tuy nhiên, đây là đối tượng nhạy cảm, do đó cần thận trọng khi sử dụng Paracetamol.
Đối với trường hợp giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn:
Đối với trường hợp giảm đau và hạ sốt cho trẻ: 10 - 15mg/kg/liều sau mỗi 4 - 6 tiếng. Sử dụng tối đa 5 liều/ngày.
Liều dùng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để có được liều dùng phù hợp và chính xác nhất, bạn đọc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Nhìn chung, khi sử dụng ở liều khuyến cáo, Paracetamol an toàn với người sử dụng. Khi sử dụng quá liều, có thể gây độc tính với gan và thận với các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu…
Khi sử dụng Paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng với biểu hiện như nổi mẩn trên da, phát ban, sưng họng, sưng mặt, khó thở… Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
Uống Paracetamol khi đói được không là một trong những vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi dùng Paracetamol khi đói có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể như cảm giác buồn nôn hoặc tình trạng nôn ói. Ngoài ra, với câu hỏi uống Paracetamol khi đói được không thì các chuyên gia cũng chỉ ra thành phần của thuốc cũng rất dễ gây táo bón nếu bạn thường xuyên uống Paracetamol khi bụng đang đói.
Cùng với câu hỏi uống Paracetamol khi đói được không thì thời điểm phù hợp nhất để sử dụng Paracetamol cũng đang là dấu chấm hỏi trong suy nghĩ của nhiều người.
Theo các chuyên gia, thời gian tốt nhất để sử dụng Paracetamol đó là sau ăn từ 30 - 60 phút. Để tăng khả năng hấp thụ của thuốc cũng như hiệu quả điều trị, bạn nên uống thuốc với nước ấm. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo nên hạn chế sử dụng Paracetamol trong bữa ăn để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của thuốc.
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có được cho bản thân câu trả lời cho câu hỏi uống Paracetamol khi đói được không rồi phải không. Vậy khi sử dụng Paracetamol, bạn cần lưu ý những gì?
Khi sử Paracetamol, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về Paracetamol cũng như một số lưu ý khi sử dụng Paracetamol mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc có thể hiểu hơn về Paracetamol cũng như giải đáp được thắc mắc uống Paracetamol khi đói được không. Cảm ơn bạn đã luôn ủng hộ Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.