Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống rượu nhiều: Nguyên nhân gây tăng huyết áp?

Ngày 04/03/2022
Kích thước chữ

Khoa học đã chứng minh rượu bia không những không làm cho bạn khỏe ra mà còn bào mòn sức khỏe và tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh như dạ dày, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… Trong đó, chứng cao huyết áp xảy ra ở hầu hết những người nghiện rượu.

Vậy thì rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp và tim mạch? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Rượu chuyển hóa thế nào?

Sau khi uống, rượu được hấp thu nhanh vào đường tiêu hóa, có 20% ở dạ dày và có tới gần 80% xuống ruột non và máu. Chỉ có một số ít được bài tiết ra ngoài bằng con đường nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Rượu được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Do tác dụng của enzym ADH, ethanol được chuyển thành acetaldehyde (một chất độc tương tự ormaldehyd) là chất gây độc cơ thể. Dưới tác dụng của enzym, quá trình oxy hóa giúp acetaldehyde biến thành acid acetic và phân hủy thành CO2 và năng lượng. Mức độ chuyển hoá của gan là khoảng 1g ethanol/10kg cân nặng trong vòng một giờ.

Một số nghiên cứu chỉ ra việc tiêu thụ rượu quá mức hoặc nghiện rượu có thể làm tăng huyết áp. Nếu như chỉ sử dụng một lần thì huyết áp có thể tăng tạm thời, nếu ngưng rượu huyết áp sẽ ổn định trở lại. Nếu sử dụng rượu thường xuyên hoặc nghiện rượu, huyết áp sẽ tăng dài hạn. 

Cơ chế gây tăng huyết áp của rượu bia

Các nghiên cứu đều chỉ ra nếu lạm dụng rượu bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ gây tăng huyết áp. Huyết áp tăng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy từ những biến chứng tim mạch nguy hiểm khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Những người lạm dụng hoặc nghiện rượu bia thường có huyết áp cao hơn những người khác từ 5-10mmHg.

Uống rượu nhiều: Nguyên nhân gây tăng huyết áp?1 Uống nhiều rượu là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp

Cơ chế gây tăng huyết áp của rượu bia được đề xuất như sau: Có nhiều bằng chứng cho thấy uống nhiều rượu bia làm khởi phát các phản ứng trung tâm và ngoại biên, gây mất cân bằng các yếu tố trung ương khiến huyết áp tăng.

Uống quá nhiều rượu bia làm cho hệ thống thần kinh giao cảm tăng kích hoạt dẫn tới co mạch, tăng huyết áp, nhịp tim và phản ứng oxy hóa có hại cũng tăng.

Rượu làm giảm phản xạ áp suất, tương tác với các thụ thể trong thân não, gây ra tăng huyết áp cấp tính.

Ở nhóm người uống rượu bia nhiều dẫn tới hệ thống Renin – Angiotensin – Aldosterone: Nồng độ trong huyết thanh các chất hoạt hóa gia tăng và những chất này gây nên tăng huyết áp.

Khi uống nhiều rượu bia khiến nồng độ cortisol tăng dẫn tới dư thừa cortisol là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp.

Uống nhiều rượu là nguyên nhân dẫn đến sự co thắt mạch máu. Sự thay đổi trong liên kết ion canxi của động mạch gây tăng độ nhạy cảm với các chất co mạch nội sinh. Sự co thắt mạch máu là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Rượu kích thích làm giải phóng nhanh các chất co mạch, làm giảm chất giãn mạch gây ra tăng huyết áp. 

Người huyết áp thấp có được uống rượu không?

Có nhiều bằng chứng cho thấy việc uống rượu làm cho huyết áp tăng. Vậy những người có huyết áp thấp có nên sử dụng rượu để huyết áp tăng lên hay không? 

Dù đã có nhiều nghiên cứu khẳng định uống rượu làm tăng huyết áp nhưng không nên dùng rượu để điều trị bệnh huyết áp thấp. 

Thứ nhất là chưa có nghiên cứu nào cho biết người bị huyết áp thấp uống rượu trong bao lâu, uống bao nhiêu sẽ làm huyết áp tăng đến mức mong muốn và đạt đến mức an toàn.

Thứ hai là chữa bệnh huyết áp thấp theo kiểu uống rượu để làm tăng huyết áp này lợi bất cập hại. Chưa biết người bị huyết áp thấp uống rượu huyết áp có tăng hay không mà sẽ có nhiều hệ lụy theo sau. Vì uống rượu nhiều và liên tục gây ra chứng nghiện rượu. Ngoài ra, rượu còn ảnh hưởng không tốt tới nhiều cơ quan trong cơ thể.

Uống rượu nhiều: Nguyên nhân gây tăng huyết áp? 2 Không nên dùng rượu để trị chứng huyết áp thấp chỉ vì rượu có thể làm tăng huyết áp.

Người tăng huyết áp được uống bao nhiêu rượu? 

Rượu có tác động làm tăng huyết áp đã được rất nhiều nghiên cứu chỉ ra. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn nếu bị huyết áp rồi thì được uống bao nhiêu rượu. Các chuyên gia đều khuyên nếu đã bị tăng huyết áp thì tốt nhất hãy tránh xa rượu bia vì nó sẽ tác động làm huyết áp cao hơn.

Nhưng vì lý do nào đó hay công việc không thể tránh được hãy cố gắng hạn chế tối đa và uống điều độ. Lượng rượu khuyên dùng là 2 ly một ngày đối với nam giới dưới 65 tuổi, 1 ly một ngày đối với nam giới trên 65 tuổi. Đối với nữ ở mọi lứa tuổi chỉ nên uống 1 ly một ngày. Một ly rượu tương đương với khoảng 335ml bia hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu chưng cất (rượu 44% alcohol).

Uống rượu nhiều: Nguyên nhân gây tăng huyết áp?3 Nếu có thể, hãy tránh xa rượu bia hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rượu có thể tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp. Rượu có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc và làm giảm hiệu quả thuốc điều trị. Người nghiện rượu nặng bị huyết áp cao khi cắt giảm việc uống rượu đã giảm huyết áp tâm trương từ 1-2mmHg và giảm huyết áp tâm trương từ 3-5mmHg.

Để biết rõ sự thay đổi chỉ số huyết áp khi uống rượu bạn có thể dùng máy đo đường huyết cá nhân. Khi bạn nắm rõ chỉ số huyết áp sẽ có cách điều chỉnh hoặc có biện pháp ngăn chặn huyết áp tăng cao nữa.

Lợi ích của việc bỏ rượu

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng lạm dụng rượu có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Lạm dụng rượu không chỉ gây tác hại đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề trong cuộc sống. Lạm dụng rượu có thể làm suy thoái đạo đức, mối quan hệ xã hội, công việc bị phá bỏ, hôn nhân hạnh phúc cũng có thể tan nát vì lạm dụng rượu… 

Bạn nên bỏ rượu hoặc hạn chế đến mức tối đa để giữ cho sức khỏe thể chất và tinh thần được tốt nhất. Kể cả những người chưa bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp cũng không nên uống rượu. Chỉ có như vậy bạn sẽ có một sức khỏe tốt tránh khỏi nguy cơ bệnh tật và hệ lụy của chúng.

Trên đây là một số thông tin về tác hại của rượu gây tăng huyết áp. Bỏ rượu từ bây giờ là điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe tim mạch của mình.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin