Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều chị em mỗi khi tới tháng đều bị những cơn đau bụng kinh hành hạ, phải dùng đến thuốc để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, chị em cũng lo lắng liệu uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Bài viết sau đây sẽ giúp chị em có câu trả lời.
Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến chị em thường gặp khi đến ngày hành kinh. Để xử lý các cơn đau bụng kinh, các chị em có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó bao gồm việc dùng thuốc. Điều này có nên không, uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới.
Đau bụng kinh là triệu chứng rất phổ biến khi có đến nửa số phụ nữ trên thế giới phải chịu đựng những cơn đau từ 1 - 2 ngày mỗi tháng do hoạt động của kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh chủ yếu xuất hiện vào hai thời điểm:
Các mức độ đau bụng kinh thường gặp như sau:
Mức độ đau nhẹ
Ở mức độ đau nhẹ, chị em thường không quá khó chịu và chỉ có một số dấu hiệu như:
Mức độ đau vừa
Khi bị đau bụng kinh ở mức độ thông thường, chị em sẽ thấy các biểu hiện như sau:
Mức độ đau dữ dội
Khi cơn đau bụng kinh có mức độ nặng hơn nhiều so với đau bụng kinh bình thường thì bạn có thể thuộc nhóm bị đau bụng kinh dữ dội. Đây cũng là mức độ đau nặng nhất, có thể do sinh lý (không có bệnh) hoặc cũng có thể do các bệnh lý gây ra. Ở mức độ đau này, chị em có thể sẽ phải cần dùng đến thuốc giảm đau.
Ngoài đau, chị em còn gặp phải một số triệu chứng khác kèm theo như mặt tái xanh, chân tay bủn rủn, ra mồ hôi nhiều, nôn ói, buồn nôn, đau tưởng như sắp ngất đi… Thậm chí có trường hợp dùng thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng, phải đến bác sĩ chuyên khoa khám và tìm ra nguyên nhân.
Như đã có đề cập ở trên, nhiều chị em bị đau bụng kinh áp dụng biện pháp dùng thuốc để cải thiện triệu chứng.
Đa số các loại thuốc này đều hoạt động theo hai cơ chế:
Thuốc Mefenamic Acid Stada 500mg
Mefenamic Acid Stada 500mg là loại thuốc giảm đau khá phổ biến, dùng trong trường hợp bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ và vừa. Ngoài công dụng giảm đau, thuốc này còn giúp giảm viêm nhiễm bộ phận sinh dục lẫn các cơ quan khác của cơ thể.
Thuốc Cataflam
Cataflam (hay thuốc đau bụng kinh màu hồng) có thành phần chính là Diclofenac potassium, công dụng giúp giảm đau, chống viêm. Khi bị đau bụng kinh mức độ vừa đến dữ dội, thuốc sẽ phát huy tác dụng làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, tránh dùng thuốc này đối với người bị viêm loét dạ dày vì thuốc dùng trong thời gian dài có nguy cơ gây viêm dạ dày và suy thận.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau rất phổ biến, cơ chế hoạt động là tác dụng lên não bộ làm ức chế các cơn đau. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm nhẹ các cơn thắt ở tử cung nên mang lại cảm thấy dễ chịu hơn nhanh chóng.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của Paracetamol là làm suy gan, thận và các vấn đề liên quan đến dạ dày nếu sử dụng trong thời gian dài. Paracetamol thích hợp dùng khi bị đau bụng ở mức độ nhẹ và trung bình.
Trên thị trường hiện nay chị em có thể tìm thấy một số loại thuốc khác nữa. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý liều lượng và cách dùng hợp lý để không phải lo lắng uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không.
Tuy mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng loại thuốc nào cũng vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu. Do đó, thuốc giảm đau sẽ có một số hạn chế như sau:
Khi bị đau bụng kinh, ngoài dùng thuốc, chị em có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm đau mà không lo lắng đến tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe:
Lưu ý khi thực hiện biện pháp chườm nóng thì nhiệt độ chỉ nên khoảng 60 - 70 độ C và thời gian chườm chỉ khoảng 15 - 20 phút.
Dùng lực từ bàn và ngón tay để xoa đều theo chuyển động tròn lên vùng bụng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, đồng thời mang đến cảm giác dễ chịu.
Chú ý chế độ ăn uống trong những ngày trước và trong khi hành kinh. Tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, B6, E, Kali, Canxi, Magie…
Bên cạnh đó, tránh ăn nhiều chất béo, tinh bột, các thực phẩm chế biến sẵn cũng như các chất kích thích hay thức uống chứa caffeine vì chúng sẽ gây kích thích tử cung co bóp mạnh hơn và làm tăng mức độ đau.
Ngoài ăn uống, chị em tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc, hạn chế để tinh thần bị áp lực, stress, làm việc quá sức.
Nhìn chung, đau bụng kinh là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm với chị em phụ nữ mỗi tháng. Nếu đã thực hiện các biện pháp tạm thời như massage, chườm nóng, dùng thuốc giảm đau... mà vẫn không thuyên giảm cơn đau, chị em có thể thăm khám tại các phòng phám phụ khoa để nhanh chóng khắc phục dứt điểm tình trạng của bản thân.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.