Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau ngày càng phổ biến. Bất cứ cơn đau nào xuất hiện, việc đầu tiên nhiều người làm là sẽ tìm đến thuốc giảm đau, thậm chí không cần bác sĩ kê đơn. Vậy việc lạm dụng và uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?
Mọi người thường tìm đến thuốc giảm đau với mục đích chính là làm dịu cơn đau. Chính vì thế, thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến trong các đơn thuốc của người có những bệnh lý kèm các cơn đau. Vậy uống thuốc giảm đau nhiều có hại không và có những rủi ro nào mà người dùng nên biết. Cùng Nhà thuốc Long Châu xem bài chia sẻ dưới đây nhé!
Thuốc giảm đau là những loại thuốc có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ cảm giác đau ở một vùng cơ thể nào đó. Thuốc giảm đau có thể được kê đơn hoặc mua không cần kê đơn tùy theo mức độ đau và loại thuốc.
Tác dụng của thuốc giảm đau là làm giảm hoặc ngăn chặn sự truyền tín hiệu đau từ thần kinh ngoại biên đến não bộ, hoặc làm giảm sự nhạy cảm của não bộ với tín hiệu đau. Thuốc giảm đau có thể làm giảm các triệu chứng đau do viêm, chấn thương, bệnh lý hoặc phẫu thuật.
Có rất nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau trên thị trường, mỗi loại có những đặc điểm, cơ chế hoạt động, chỉ định và tác dụng phụ riêng. Việc sử dụng thuốc giảm đau cần được tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn. Thuốc giảm đau hiện nay được phân thành hai loại là thuốc giảm đau kê đơn và thuốc giảm đau không kê đơn.
Thuốc giảm đau không kê theo đơn: Là những thuốc có thể mua mà không cần đơn kê của bác sĩ. Công dụng của các thuốc này là giúp hạ sốt, giảm đau đầu, trị cảm cúm, giảm đau bụng kinh, đau nhức răng…
Nhóm thuốc này gồm 2 loại chính: Thuốc giảm đau chứa paracetamol và thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID). Các thuốc này thường được sử dụng để giảm các cơn đau nhẹ như đau đầu, sốt, cảm, đau răng, đau bụng kinh, viêm khớp… Tuy nhiên, có thể gây ra các tác dụng phụ như tổn thương gan, thận, dạ dày, tăng huyết áp… nếu sử dụng quá liều hoặc quá thường xuyên.
Thuốc giảm đau kê đơn: Là những thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, phù hợp với những trường hợp bị đau do tổn thương nghiêm trọng. Cơ chế hoạt động của các thuốc này là tác động vào tủy sống, não bộ và ống tiêu hóa giúp bệnh nhân giảm thiểu được cảm giác đau một cách đáng kể.
Nhóm thuốc này gồm có oxycodone, morphine, hydrocodone, codeine… Bao gồm các thuốc opioid và các thuốc không opioid. Các thuốc này thường được sử dụng để giảm các cơn đau nặng như do ung thư, phẫu thuật, bệnh lý nội tạng… Một số tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, nôn mửa, táo bón, ngủ gật, hô hấp yếu, nghiện thuốc… nếu sử dụng quá liều hoặc quá lâu.
Không phải tất cả các loại thuốc giảm đau đều có cùng cơ chế hoạt động, tác dụng phụ và mức độ an toàn như nhau. Do đó, việc phân biệt các loại thuốc giảm đau là rất quan trọng để chọn loại thuốc phù hợp với từng trường hợp và tránh những rủi ro không mong muốn. Có thể phân biệt các loại thuốc giảm đau dựa vào một số tiêu chí sau:
Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng các loại thuốc giảm đau để tránh tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc khác.
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc sử dụng thuốc giảm đau. Trong đó có “Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể xảy ra khi sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách, quá liều hoặc quá thường xuyên. Các hậu quả của việc uống thuốc giảm đau quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Một số cách phòng ngừa và xử lý các biến chứng do thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn:
Sau khi biết được uống thuốc giảm đau nhiều có hại không, nhiều người tìm kiếm các phương pháp giảm đau tự nhiên để tránh những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau tự nhiên không cần dùng thuốc có thể áp dụng tại nhà:
Bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc đáp án cho câu hỏi “Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”. Ngoài ra, Nhà thuốc Long Châu còn cung cấp thêm một số lời khuyên để sử dụng thuốc giảm đau hợp lý và an toàn.
Thuốc giảm đau chỉ là một biện pháp tạm thời để làm giảm cơn đau, không phải là phương pháp điều trị triệt để nguyên nhân gây đau. Cần đến các cơ sở y tế và gặp bác sĩ để biết được cách điều trị cơn đau một cách an toàn và hiệu quả nhất.