Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách điều trị sán chó hiệu quả nhất đó chính là dùng thuốc trị sán chó. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng đã uống thuốc trị sán chó vẫn bị ngứa như khi chưa dùng thuốc. Vậy phải làm sao đây? Chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Nhiễm sán chó khiến người bệnh bị nổi ban dị ứng, ngứa ngáy tại những vùng có sán ký sinh. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây không phải bệnh nan y. Chỉ cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là việc điều trị có khả năng thành công rất cao.
Giun đũa chó Toxocara là loài giun tròn, sống ký sinh phổ biến ở vật nuôi như chó, mèo. Ai ai cũng có thể là đối tượng bị nhiễm sán chó, tuy nhiên trẻ em sẽ dễ bị lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó hơn cả.
Bệnh sán chó là dạng bệnh nhiễm trùng gây ra bởi loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis. Khi con người tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo hoặc do trong quá trình ăn uống vô tình nuốt phải trứng chứa ấu trùng sán chó có trong thịt tái sống khiến trứng chứa ấu trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh sán chó.
Ngoài ra, nếu một người đang bị vết thương trầy xước ở da mà tiếp xúc với đất, cát có nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara thì ấu trùng này cũng có thể sẽ nhiễm cho người qua vết thương.
Thông thường, triệu chứng nhiễm bệnh sán chó không rõ ràng, cụ thể nên dễ nhầm lẫn hoặc bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn thấy cơ thể có các biểu hiện như mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay, da sạm đen, mờ mắt, giảm thị lực mắt một hoặc hai bên… thì đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị nhiễm sán chó.
Bệnh sán chó không khó trị. Trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại thuốc trị bệnh sán chó, song vấn đề nằm ở phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra chứ không đơn thuần là uống 1, 2 viên thuốc trị sán chó là sẽ khỏi.
Theo đó, muốn điều trị hiệu quả bệnh sán chó, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Dựa trên kết quả, bác sĩ mới có thể phối hợp thuốc theo phác đồ dựa trên mức độ bệnh, cơ địa từng người bệnh khác nhau. Thông thường, nếu tuân thủ đúng phác đồ thì thời gian điều trị khỏi bệnh sán chó là sau 7 - 15 ngày (có thể điều chỉnh lại liều sau một tháng khi cần thiết).
Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực ký sinh trùng mới giúp bệnh nhân đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất. Việc chữa trị bệnh sán chó trong máu không giống như giun sán trong ruột, không thể uống một, hai viên thuốc là có thể dừng. Điều trị sán chó cần có liệu trình kéo dài hơn, phối hợp các thuốc diệt sán trong máu với từng thể bệnh, từng giai đoạn bệnh và từng vị trí ấu trùng trú ngụ thì mới có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Sán chó là loài đặc trưng gây bệnh ở chó, vòng đời của loại ký sinh trùng này chỉ hình thành trong ruột chó và đi ra ngoài qua đường phân. Con người bị nhiễm sán chó chỉ là ký chủ tình cờ nên ấu trùng của giun không thể phát triển bên trong cơ thể người. Theo thời gian chúng sẽ tự đào thải.
Khi cơ thể con người bị nhiễm giun chó sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của giun chó. Sau điều trị sán chó, nếu bệnh nhân làm xét nghiệm thấy kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xét nghiệm huyết thanh miễn dịch dương tính với giun đũa chó thì đây là trường hợp thường gặp, không có nghĩa là bệnh sán chó vẫn còn.
Nhiều người gặp phải tình trạng uống thuốc trị sán chó vẫn bị ngứa là do đâu? Chúng ta đã biết, một trong những triệu chứng của bệnh sán chó là bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa, mề đay. Uống thuốc trị sán chó đúng phác đồ sẽ cải thiện và chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế có những người đã uống thuốc trị sán chó vẫn bị ngứa khiến họ vô cùng lo lắng. Nếu đã uống thuốc trị sán chó nhưng vẫn bị ngứa thì nguyên nhân không phải do việc chữa trị sán chó chưa dứt điểm mà đó có thể là do phản ứng của cơ thể với việc nhiễm giun vẫn chưa hết. Bên cạnh đó, ngoài nhiễm sán chó thì còn có các yếu tố gây dị ứng khác thường gặp có thể kèm theo là thay đổi môi trường sống quá khác biệt, ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, giặt chăn ga gối nệm, quần áo không sạch (còn cặn bột giặt), do rượu bia, chàm tiếp xúc...
Như vậy, nếu đã uống thuốc trị sán chó nhưng vẫn bị ngứa khi đã hết liệu trình điều trị sán chó thì bạn nên ngưng dùng thuốc trị giun, sau đó chỉ tập trung trị ngứa đơn thuần mà thôi. Lưu ý là thuốc trị giun sán không nên uống kéo dài mà phải theo phác đồ do bác sĩ điều trị chỉ định để tránh gây hại cho gan, thận. Song song đó, cần xem xét các yếu tố dị nguyên có thể gây dị ứng khác như đã có đề cập bên trên để có biện pháp xử lý, khắc phục.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.