Bexsero là một phát minh quan trọng trong nghiên cứu và phát triển vắc xin thế hệ mới, góp phần quan trọng và hiệu quả, giúp bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh viêm màng não do não mô cầu tuýp B, một căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề về sau nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về vắc xin Bexsero trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tại Việt Nam, theo thống kê từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương bệnh viêm màng não mô cầu có tỷ lệ mắc ngày càng tăng khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong cao, lên đến 0,006/100.000 dân tại Việt Nam (Số liệu theo niên giám thống kê BTN - BYT năm 2016). Mỗi năm, nước ta vẫn ghi nhận hàng chục trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu ở các nhóm khác nhau. Bệnh có diễn biến nhanh, có thể gây tử vong cho người bệnh trong vòng 24 giờ đầu tiên.
Thông tin vắc xin Bexsero
Vắc xin Bexsero giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ em và người lớn phòng ngừa căn bệnh viêm màng não do não mô cầu tuýp B vô cùng nguy hiểm. Vắc xin Bexsero được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ hiện đại, sử dụng phương pháp reverse vaccinology, điều chế dựa trên hệ gen tiềm năng có thể tạo vắc xin của vi khuẩn não mô cầu. Vắc xin này chứa bốn thành phần kháng nguyên, cung cấp khả năng diệt khuẩn hiệp đồng, bao phủ rộng các chủng vi khuẩn.
Nguồn gốc
Vắc xin Bexsero là sản phẩm của Glaxosmithkline (GSK) được sản xuất tại Ý. Vắc xin Bexsero được bộ Y tế phê duyệt để chủng ngừa bệnh não mô cầu xâm lấn do Neisseria meningitidis nhóm B gây ra.
Đường tiêm
Vắc xin Bexsero dùng tiêm bắp, có thể tiêm ở mặt trước bên phía ngoài cơ đùi hoặc vùng cơ delta cánh tay trên với cả người lớn và trẻ em.
Khi cần tiêm cùng lúc với nhiều loại vắc xin khác, quy trình tiêm cần tuân theo nguyên tắc tiêm ở các vị trí khác nhau, tránh việc tiêm cùng một vị trí. Điều này giúp tăng cường hiệu quả và giảm nguy cơ phản ứng phụ do các loại vắc xin tương tác với nhau.
Chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định của vắc xin Bexsero: Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong danh sách thành phần của vắc xin.
Thận trọng khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng, cần thận trọng khi tiêm vắc xin Bexsero cho những bệnh nhân đang trong tình trạng sốt cao cấp tính. Không nên tiêm vắc xin vào tĩnh mạch, tiêm dưới da hoặc tiêm trong da.
Những người có khả năng miễn dịch suy giảm, bao gồm cả những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, có rối loạn di truyền hoặc bị suy giảm miễn dịch vì các nguyên nhân khác, có thể không đáp ứng tốt với vắc xin Bexsero. Không phải tất cả các người được tiêm vắc xin này đều đạt được mức đáp ứng miễn dịch bảo vệ.
Vắc xin Bexsero không kỳ vọng bảo vệ chống lại tất cả các chủng của Neisseria meningitidis nhóm B hiện đang lưu hành, và dữ liệu về hiệu quả của vắc xin này ở những người mắc bệnh mạn tính vẫn còn hạn chế.
Cần cân nhắc nguy cơ tiềm ẩn gây ngừng thở và theo dõi chức năng hô hấp trong khoảng thời gian 48 - 72 giờ sau khi tiêm vắc xin, đặc biệt ở trẻ sơ sinh cực non và những trẻ có tiền sử phổi chưa trưởng thành. Mặc dù mức độ an toàn của vắc xin Bexsero ở những người nhạy cảm với mủ cao su và kanamycin chưa được xác định rõ, kanamycin chỉ xuất hiện trong vắc xin ở mức rất thấp hoặc không đáng kể.
Khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú
Hiện chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về các trường hợp mang thai phơi nhiễm với vắc xin Bexsero. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng vắc xin này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tình trạng mang thai hoặc gây hậu quả cho trẻ sơ sinh.
Đối với phụ nữ đang cho con bú, hiện chưa có thông tin cụ thể về tính an toàn của vắc xin Bexsero. Do đó, cần thận trọng và cân nhắc khi quyết định sử dụng vắc xin này cho đối tượng này.
Tương tác thuốc
Vắc xin Bexsero có thể được tiêm đồng thời với các loại vắc xin khác dưới dạng vắc xin đơn hoặc phối hợp. Các loại vắc xin sau đây có thể được sử dụng cùng lúc với vắc xin Bexsero:
Vắc xin phòng bạch hầu.
Vắc xin phòng uốn ván.
Vắc xin phòng ho gà vô bào.
Vắc xin phòng Haemophilus influenzae nhóm B.
Vắc xin phòng bệnh bại liệt bất hoạt.
Vắc xin phòng viêm gan B.
Vắc xin phòng phế cầu cộng hợp bảy tuýp.
Vắc xin phòng sởi.
Vắc xin phòng quai bị.
Vắc xin phòng rubella.
Vắc xin phòng thủy đậu.
Vắc xin phòng bệnh não mô cầu cộng hợp nhóm A, C, W, Y.
Việc tiêm đồng thời các loại vắc xin này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ toàn diện hơn cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi quyết định tiêm vắc xin đồng thời để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tác dụng không mong muốn
Ở trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi (từ 10 tuổi trở xuống), phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Bexsero bao gồm đau, sưng, đỏ, và cảm giác chai cứng tại vị trí tiêm, cùng với các triệu chứng toàn thân như sốt, quấy khóc, và giảm cảm giác đói.
Ở thanh thiếu niên (11 tuổi trở lên) và người trưởng thành, các phản ứng phụ thường bao gồm đau, sưng, đỏ, và cảm giác chai cứng tại vị trí tiêm, kèm theo cảm giác không thoải mái và đau đầu.
Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của các phản ứng phụ tăng lên sau mỗi mũi tiêm tiếp theo trong các liệu trình tiêm chủng.
Bảo quản
Vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C.
Đối tượng tiêm vắc xin não mô cầu Bexsero
Vắc xin Bexsero được chỉ định để chủng ngừa cho nhóm độ tuổi từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi (trước ngày sinh nhật lần thứ 51).
Phác đồ, lịch tiêm vắc xin Bexsero
Từ 2 tháng tuổi đến dưới 6 tháng tuổi:
Mũi 1: Tiêm lần đầu trong độ tuổi.
Mũi 2: Tiêm sau 2 tháng kể từ mũi 1.
Mũi 3: Tiêm sau 8 tháng kể từ mũi 2.
Từ 2 tháng tuổi đến dưới 6 tháng tuổi khi có dịch:
Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Bexsero thường bao gồm các triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin, như đau, sưng, và đỏ tại vị trí tiêm. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, và cảm giác không thoải mái. Ở một số trường hợp, có thể gặp các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, hoặc đau cơ.
Tuy nhiên, phản ứng này thường chỉ là tạm thời và tự giảm dần sau vài ngày. Đa số các trường hợp phản ứng này không nghiêm trọng và không gây hại đến sức khỏe.
Nếu có bất kỳ triệu chứng phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài sau khi tiêm vắc xin, người tiêm cần thông báo cho nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ.
Để biết thông tin chi tiết và cập nhật về tình trạng vắc xin Bexsero, vui lòng truy cập website của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Trên website, bạn sẽ tìm thấy đầy đủ thông tin về các loại vắc xin có sẵn, lịch tiêm chủng và hướng dẫn cần thiết cho việc tiêm phòng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua hotline miễn phí 1800 6928. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ sẽ cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác về tình trạng vắc xin Bexsero, giúp bạn đặt lịch hẹn tiêm chủng và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.
Một số câu hỏi thường gặp về vắc xin Bexsero
Vắc xin Bexsero thường được tiêm vào vị trí nào?
Vắc xin Bexsero được tiêm bằng phương pháp tiêm bắp sâu, nên ưu tiên tiêm ở mặt trước bên phía ngoài của cơ đùi của nhũ nhi hoặc vùng cơ delta cánh tay trên ở những đối tượng lớn hơn. Phải tiêm ở nhiều vị trí riêng biệt nếu tiêm đồng thời nhiều loại vắc xin.
Vắc xin Bexsero phòng những bệnh nào?
Vắc xin Bexsero được chỉ định để chủng ngừa chủ động cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên chống lại bệnh não mô cầu xâm lấn do Neisseria meningitidis nhóm B gây ra.
Trường hợp nào cần hoãn lịch tiêm vắc xin Bexsero?
Nên hoãn tiêm vắc xin Bexsero trong những trường hợp bệnh nhân đang sốt cao, bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan, suy giảm miễn dịch nặng.
Có thể tiêm đồng thời vắc xin Bexsero với các vắc xin khác không?
Có thể tiêm vắc xin Bexsero đồng thời với các vắc xin khác dưới dạng vắc xin đơn giá hoặc vắc xin phối hợp theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý rằng, các vắc xin lần lượt được tiêm ở nhiều vị trí riêng biệt nếu tiêm đồng thời nhiều loại vắc xin.
Bệnh nhân trên 50 tuổi có nên tiêm vắc xin Bexsero được không?
Chưa xác định được tính an toàn và hiệu lực của vắc xin Bexsero ở những người trên 50 tuổi. Vì vậy không nên tiêm vắc xin Bexsero cho đối tượng này.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu (nhóm B) là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Bệnh này có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ từ khi phát bệnh (tử vong đến 50% nếu không điều trị thích hợp, thậm chí dù điều trị thì 7 - 19% số ca vẫn tử vong - Hoa Kỳ), hoặc để lại những di chứng suốt đời như cắt cụt tay chân (đoạn chi), mù vĩnh viễn, điếc, chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ, dù đã được chẩn đoán và điều trị (tỉ lệ 11 - 19%).
Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 5 tháng tuổi, là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Việc tiêm vắc xin Bexsero sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các di chứng nghiêm trọng do não mô cầu nhóm B gây ra.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh cộng đồng – Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trên 10 năm công tác trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh: X – Quang tổng quát và Siêu âm tổng quát. Hiện là giảng viên chính Chương trình đào tạo liên tục (CME) về An toàn Tiêm chủng của HCDC.