Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vi khuẩn não mô cầu và những điều bạn nên biết

Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vi khuẩn não mô cầu là vi khuẩn Neisseria Meningitidis được lây truyền qua đường hô hấp hoặc dùng chung đồ vật, tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh. Để hiểu hơn về vi khuẩn não mô cầu, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết hôm nay.

Vi khuẩn não mô cầu được xếp vào nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm não nghiêm trọng có khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Người bị viêm màng não mô cầu do vi khuẩn Neisseria Meningitidis có nguy cơ tử vong rất cao khi không kịp thời cứu chữa.

Thế nào là vi khuẩn não mô cầu?

Vi khuẩn não mô cầu là tên gọi khác của vi khuẩn Neisseria Meningitidis - nguyên nhân chính gây bệnh lý viêm màng não mô cầu hoặc có thể gây phản ứng viêm nhiễm ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như một số bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa và hệ hô hấp.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm vi khuẩn não mô cầu giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị viêm não mô cầu. Vi khuẩn một khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển rất nhanh qua tuần hoàn máu để đến hệ thần kinh và dẫn đến bệnh viêm não mô cầu, viêm màng não

Vi khuẩn não mô cầu và những điều bạn nên biết 1
Vi khuẩn não mô cầu có dạng hạt dính vào nhau và rất nguy hiểm

Ngoài xâm nhập qua mạch máu, vi khuẩn não mô cầu còn có thể trực tiếp tác động đến hệ thần kinh, tấn công mạnh mẽ, nhanh chóng và khiến người bệnh bị tổn thương, thậm chí nhiễm trùng vùng đầu.

Theo kết quả phân tích, vi khuẩn não mô cầu bao gồm 4 chủng là A, B, C, D nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn não mô cầu chủng A và B. Bên cạnh đó, não mô cầu còn là W-135, X, Z và Y. Bệnh lý viêm màng não mô cầu lây nhiễm từ người bệnh sang người lành trực tiếp qua tiếp xúc nước bọt, dịch mũi, dịch hô hấp,... của người bệnh.

Bất cứ độ tuổi, đối tượng nào cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Hiện nay, tỷ lệ người bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 24 tuổi. Tuy nhiên những đối tượng khác vẫn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh, không nên chủ quan, lơ là.

Đặc điểm chung của vi khuẩn não mô cầu dưới kính hiển vi gồm:

  • Vi khuẩn não mô cầu dưới kính hiển vì có dạng song cầu, hình dáng gần giống hạt cà phê và thường đi theo đôi, cặp hoặc một đám nhỏ các vi khuẩn.
  • Vi khuẩn não mô cầu có sức đề kháng kém và dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ khoảng 50 độ C trong thời gian 5 phút hoặc tiêu diệt nhanh hơn ở nhiệt độ 100 độ C (chỉ khoảng 30 giây).
  • Dựa trên cấu trúc của vi khuẩn não mô cầu và kháng nguyên vi khuẩn mà được chia thành 4 dạng là A, B, C, D, Ư-125, X, Y, Z.
  • Vi khuẩn thường trú ngụ ở vòm họng và mũi của người bệnh, phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi.

Triệu chứng khi mắc vi khuẩn não mô cầu

Khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu, tỷ lệ tiến triển thành bệnh viêm màng não mô cầu là rất cao. Bạn có thể nhận dạng bệnh viêm não mô cầu hoặc nhiễm vi khuẩn não mô cầu thông qua một số triệu chứng như:

  • Sốt cao đột ngột và lâu hạ;
  • Đau đầu dữ dội, cảm giác đau nhức nhối rất khó chịu;
  • Người nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể buồn nôn, nôn ói;
  • Cổ người bệnh cứng lại;
  • Tinh thần kém tỉnh táo, lơ mơ hoặc hôn mê;
  • Trên cơ thể xuất hiện những nốt tử ban điển hình cho bệnh viêm não mô cầu. 
Vi khuẩn não mô cầu và những điều bạn nên biết 2
Sốt cao - Dấu hiệu đầu tiên khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu

Khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe, theo dõi tiến triển của triệu chứng bệnh và đến bệnh viện ngay khi có trên 3 dấu hiệu nêu trên hoặc khi thấy xuất hiện ban điển hình của nhiễm vi khuẩn não mô cầu xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Phát hiện và cứu chữa bệnh viêm màng não mô cầu sớm, kịp thời sẽ là chìa khóa quan trọng, quyết định những biến chứng ở người bệnh có nặng hay không, tính mạng có bị đe dọa hay không.

Vi khuẩn não mô cầu có phòng chống được không?

Biết được sự nguy hiểm của vi khuẩn não mô cầu, nhiều người không khỏi thắc mắc liệu có cách nào để phòng chống loại vi khuẩn nguy hiểm này hay không. Thực tế, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi cần được tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu BC từ sớm để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Phương pháp sử dụng vắc xin từ sớm chính là cách đề phòng vi khuẩn não mô cầu hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Đối tượng có thể tiêm vắc xin ngừa vi khuẩn não mô cầu hiện nay đã được mở rộng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành dưới 45 tuổi đủ điều kiện để tiêm loại vắc xin này.

Các hiệp hội y khoa và tổ chức y tế trên thế giới đều đã đưa ra khuyến cáo tiêm ngừa vi khuẩn não mô cầu từ sớm cho trẻ. Ngay khi trẻ được 6 tháng tuổi bố mẹ cần đưa con đến trạm y tế, bệnh viện uy tín để tiêm ngừa bởi độ tuổi của bé rất nhạy cảm, khả năng tử vong do bệnh viêm màng não mô cầu cũng rất cao. Ngoài sử dụng vắc xin để ngừa vi khuẩn não mô cầu bạn cũng có thể áp dụng thêm một số cách dưới đây để tăng hiệu quả phòng bệnh.

  • Khi trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn não mô cầu cần cách ly ngay với người khỏe mạnh và tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ từ cơ quan y tế.
  • Trẻ đi học trong lớp có bé bị viêm não mô cầu cũng cần chú ý quan sát biểu hiện ở trẻ.
  • Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh, tuyệt đối không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức ăn chín uống sôi, bảo vệ sức khỏe, góp phần ngăn ngừa vi khuẩn não mô cầu lan rộng trong cộng đồng. 
Vi khuẩn não mô cầu và những điều bạn nên biết 3
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa vi khuẩn não mô cầu hiệu quả nhất

Mong rằng qua một số chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu về vi khuẩn não mô cầu đã giúp bạn đọc hiểu hơn về loại vi khuẩn nguy hiểm này cũng như cách để phòng tránh chúng. Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị viêm màng não mô cầu bạn cần thực hiện cách ly với người xung quanh, luôn đeo khẩu trang trong quá trình đến bệnh viện thăm khám.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm