Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhựa ở khắp mọi nơi. Mặc dù về lý thuyết, phần lớn có thể được tái chế, nhưng thực tế rất nhiều trong số đó lại nằm trong các bãi chôn lấp, hoặc tệ hơn, trong các nguồn nước và hệ sinh thái biển.
Nhiều người đã quá quen thuộc với hình ảnh xót xa của những chú rùa và cá heo bị mắc kẹt trong túi ni lông hay lưới đánh cá. Nhưng có một hiệu ứng ít được nhìn thấy hơn - vi nhựa, các hạt nhựa nhỏ được hình thành khi nhựa bị phân hủy và trong quá trình sản xuất sản phẩm thương mại.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về chất dẻo trong cơ thể con người. Một tiết lộ được đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện các chất phụ gia nhựa như bisphenol A (BPA) và phthalates trong nước tiểu, phân của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được công bố trực tiếp kiểm tra tác động của những hạt nhựa nhỏ bé này đối với sức khỏe con người.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Môi trường Quốc tế, các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đã phát triển một phương pháp phân tích máu người để phát hiện vi nhựa. Sau đó, họ sử dụng phương pháp này để phân tích máu của 22 tình nguyện viên khỏe mạnh.
Vi nhựa là những hạt nhựa cực kỳ nhỏ bé. Theo định nghĩa, chúng có kích thước nhỏ hơn 5mm, nhiều kích thước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Có hai loại vi nhựa: Vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp. Loại thứ nhất là các hạt được sử dụng trong một số mỹ phẩm, loại thứ hai đến từ các sản phẩm phân hủy của các vật dụng bằng nhựa lớn hơn.
Nhiều mối quan tâm về vi nhựa trước đây tập trung vào ảnh hưởng của chúng đối với môi trường biển, vì chúng được tìm thấy trong các đại dương trên toàn thế giới. Nhiều sinh vật biển, chẳng hạn như cá và động vật có vỏ, đã được phát hiện có chứa vi nhựa.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các hạt có thể được hấp thụ qua các màng trong cơ thể con người. Họ lọc máu để thu thập bất kỳ hạt nhựa nào có kích thước từ 700 nanomet (nm) đến 500.000nm. Để tránh ô nhiễm nhựa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bộ lọc sợi thủy tinh.
Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm năm loại nhựa phổ biến:
Các mẫu từ các bộ lọc được xử lý bằng phương pháp nhiệt phân hai lần để tạo ra sắc ký đồ mà từ đó các nhà khoa học có thể xác định được các chất bên trong.
Các phương pháp giám sát sinh học của con người để đo các chất phụ gia nhựa đã có từ vài năm nay. Nhưng việc đo vi nhựa, đặc biệt là ở kích thước nhỏ có khả năng lưu thông trong mạch máu (< 7 micron), là rất khó.
Hơn 3/4 số mẫu máu chứa một khối lượng hạt nhựa có thể định lượng được. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy PET – loại nhựa giúp hình thành hầu hết các chai đồ uống - trong máu của hơn một nửa số người được thử nghiệm. Họ không phát hiện thấy PP trong bất kỳ mẫu nào.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 3 loại nhựa khác nhau trong một số mẫu máu. Thực tế là hầu như tất cả mọi người đều có vi nhựa trong máu, không quá ngạc nhiên khi bạn cho rằng hầu như tất cả mọi người đều có phụ gia nhựa trong cơ thể của họ.
Các nhà nghiên cứu đề xuất một số cách nhựa có thể đã đi vào máu - qua không khí, thức ăn, nước uống, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem đánh răng và son bóng, polyme nha khoa và dư lượng mực xăm. Điều gì xảy ra với vi nhựa khi chúng xâm nhập vào máu vẫn chưa rõ ràng.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra tác động của vi nhựa đối với tế bào. Một nghiên cứu gần đây ở Đức cho thấy các hạt vi nhựa có thể làm mất ổn định màng lipid - rào cản bao quanh tất cả các tế bào - có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng. Một nghiên cứu khác cho thấy vi nhựa có nhiều tác động đến tế bào, bao gồm cả quá trình chết tế bào.
Vậy vi nhựa trong máu người có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe không? Nghiên cứu hiện tại chỉ dựa trên quy mô mẫu là 22 người, vì vậy các tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, họ tin rằng không hợp lý về mặt khoa học rằng các hạt nhựa có thể được vận chuyển đến các cơ quan qua đường máu. Vì thế tác dụng của chúng đối với các cơ quan vẫn chưa được biết rõ.
Bảo Hân
Nguồn tham khảo: Medicals News Today
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.